Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Chín 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 8    
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Tâm Phật Và Hiện tượng Thầy Thích Minh Tuệ

LM.Jos Tạ Duy Tuyền

Mấy ngày nay rộ lên 2 sự kiện con thấy có nhiều suy nghĩ trái chiều nên con xin viết theo cái nhìn của Tin mừng và theo truyền thống của Giáo Hội. Sự kiện người Công Giáo khi vô Chúa ngày Phật Đản được các nhà sư kêu gọi tắm Phật, và hiện tượng Thầy Thích Minh Tuệ đi khất thực.

Người Công Giáo có thể cử hành nghi thức tắm Phật không?

Trước tiên xin trả lời câu: Người tín hữu Công giáo có thể đi Chùa không? Thưa có, nhưng cần chú ý:

Không tham gia các nghi thức thờ phượng của đạo Phật

Điều này bao gồm việc vái nhang, thắp hương, dâng lễ vật… Đây là những cử chỉ thể hiện niềm tin và sự tôn thờ của người theo đạo Phật. Do đó, người Công giáo không thể tham gia vì có thể gây hiểu lầm hoặc làm tổn hại đến đức tin tôn giáo của mình.

Có thể cúi đầu trước tượng Phật như một cách chào hỏi

Hành động này thể hiện sự tôn trọng với một vị thánh nhân. nhưng không có nghĩa là người Công giáo sùng bái hay cầu khấn Đức Phật.

Việc người đạo Chúa cúi đầu trước Đức Phật không có gì sai trái. Đây là một hành động thể hiện sự kính trọng đối với một vị thầy đã mang đến cho nhân loại sự tốt đẹp. Đức Phật là một người đại diện cho trí tuệ, từ bi và lòng nhân ái. Việc cúi đầu trước Đức Phật để thể hiện sự ngưỡng mộ và học hỏi những giá trị tốt đẹp mà Ngài đã truyền dạy.

Hơn nữa, việc lạy Phật (cúi mình) cũng có thể được coi là một cách để người đạo Chúa mở rộng tầm nhìn của mình, tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo khác. Chủ yếu thể hiện sự kính trọng với các bậc chân tu chứ không tôn thờ.

Thiên Chúa luôn yêu thương vô điều kiện với nhân loại. Ngài không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay bất kỳ đặc điểm nào khác của con người. Vì vậy, việc người Công giáo lạy Phật sẽ không khiến Thiên Chúa ghét bỏ hay trừng phạt họ. Ngược lại, Thiên Chúa sẽ vui mừng khi thấy con cái của mình biết tôn trọng những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo khác.

Vậy, có bạn hỏi tắm Phật có được không?

Theo sách nhà Phật: Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

Lễ tắm Phật hàm chứa một ý nghĩa vô cùng cao siêu. Pháp thân thanh tịnh, Phật tánh luôn tiềm ẩn trong mỗi người, thế nhưng vì phiền não, tham sân si mà bị che lấp khiến cho Phật tánh không được lộ ra. Muốn lộ Phật tánh, chúng ta phải mượn nước thơm để tẩy rửa bụi trần.

Lễ tắm Phật cũng là một hành động để mỗi người liên tưởng tới việc gột rửa thân tâm của bản thân mình nhằm tìm lại sự thanh tịnh vốn có.

Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.

Và trong giây phút cảm ứng mầu nhiệm, người tắm Phật cũng thấy được mình đang tắm gội đức Phật của chính mình, đúng như câu châm ngôn: “Trang nghiêm tự thân chính là trang nghiêm Giáo”.

Như vậy, nghi thức tắm Phật là nghi lễ thờ phượng của Đạo Phật. Người cử hành nghi lễ này phải có niềm tin vào Phật và vào việc mình làm để tâm mình mới được thanh tịnh, sạch sẽ và thanh thoát. Do đó, người Công giáo không được tham dự.

Theo giáo lý, việc thờ phượng chỉ dành riêng cho Thiên Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng dạy rằng cần tôn trọng niềm tin của người khác. Do đó, việc một người theo đạo Chúa đi chùa là hoàn toàn có thể, miễn là họ không tham gia vào các nghi lễ tôn giáo của Phật giáo.

Người Chân Tu Công Giáo Theo Ánh Sáng Tin Mừng

Người chân tu là người từ bỏ. Từ bỏ một cuộc sống bình thường như bao ngưởi để bước theo Đấng mời gọi mình. Đi tu theo Công Giáo là bước theo Thầy Giê-su. Bước theo để được học hỏi theo gương Thầy, và để tập sống theo lời dạy của Thầy.

Có người hỏi: cha nhận xét gì về Thầy Thích Minh Tuệ đang được đám đông dân chúng theo sau?

Tôi không hiểu về đời sống tu của người Đạo Phật. Tôi chỉ theo Đức Giê-su và học nơi Ngài.

Khi nhìn về hiện tượng của đám đông theo Thầy Thích Minh Tuệ, tôi tìm Kinh Thánh để xem Chúa Giê-su sẽ làm gì trong những tình huống ấy?

1/ Ngài tách ra khỏi đám đông

Trong phúc âm cũng nói đến nhiều lần đám đông đi theo Chúa, nhưng Ngài đã tách ra khỏi đám đông để sống riêng một mình. Chúa Giê-su chỉ hiện diện giữa đám đông khi Ngài giảng dạy, khi Ngài chữa lành và phục vụ. Thời giờ còn lại, Ngài thuờng rời bỏ đám đông để tìm cho mình một nơi thanh vắng để cầu nguyện với Chúa Cha.

Phúc âm kể rằng : Sau khi hóa bánh ra nhiều lần thứ hai, Chúa Giê-su lại lên núi một mình. Ngài biết rằng đám đông muốn tôn Người làm vua, nhưng Người chọn lánh đi để cầu nguyện và tránh sự hiểu lầm về sứ mạng thiêng liêng của mình. (Mc 8, 1-10).

Ngài tách khỏi đám đông để cầu nguyện là những khoảnh khắc mà Người tìm kiếm sự gắn kết sâu sắc với Thiên Chúa Cha và chuẩn bị tinh thần cho các công việc và thử thách tiếp theo trong sứ vụ của mình.

Sứ mạng của Chúa Giê-su đến trần gian không phải để đạt được danh vọng hay quyền lực thế gian. Sứ mạng của Chúa Giê-su là thực hiện ý muốn của Thiên Chúa Cha và mang lại sự cứu rỗi cho nhân loại.

Người đi theo Chúa cũng cần can đảm tách ra khỏi đám đông đang tung hô mình để cầu nguyện và tìm sự hướng dẫn từ Thiên Chúa Cha. Điều này giúp người đi tu giữ đúng hướng đi và không bị lôi cuốn bởi những áp lực hay mong muốn của đám đông mà rời xa ý muốn của Thiên Chúa.

Qua những lần Chúa Giê-su tách mình ra khỏi đám đông dân chúng, Ngài muốn làm gương cho các môn đệ và chúng ta về sự khiêm nhường, cầu nguyện và phụng sự Thiên Chúa. Người dạy rằng mục đích của cuộc sống không phải là danh vọng hay quyền lực, mà là sống đúng theo ý muốn của Thiên Chúa và yêu thương phục vụ theo gương Ngài.

2/ Chúa Giê-su quan niệm thế nào về một đời sống khổ hạnh?

Ngài không kêu gọi chúng ta sống một đời sống khổ hạnh chỉ vì khổ hạnh, mà Người kêu gọi chúng ta sống một đời sống từ bỏ những gì cản trở mối tương quan với Thiên Chúa và đặt Thiên Chúa lên hàng đầu trong mọi sự, sống giản dị, khiêm nhường và yêu thương phục vụ thanhân. Người nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt16, 24).

Đối với Chúa Giê-su thì điều quan trọng nhất là tôn thờ Thiên Chúa duy nhất và yêu thương người lân cận. Sự khổ hạnh không phải là mục đích cuối cùng mà là phương tiện để giúp chúng ta sống trong tình yêu và phục vụ người khác một cách trọn vẹn theo tinh thần phúc âm.

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*