Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Bảy 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 6    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Tấm Bánh Và Cá

Ca Hiệp Lễ 2

ĐA ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Mt 12:46-50 ≈ Mc 3:31-35; Lc 8:19-21]

Trước đám đông, khi Chúa còn đang nói
Thì có mẹ và anh em của Ngài
Muốn gặp Ngài nên họ chờ bên ngoài
Không vào được vì người ta đông quá

Có ai đó mau mắn thưa với Chúa
Rằng : “Mẹ và anh em Thầy bên ngoài
Đang tìm cách để nói chuyện với Thầy”
Nhân dịp này Chúa dạy một bài học Xem tiếp toàn bài…

MARIA MAĐALÊNA KHÔNG LÀ GÁI ĐIẾM

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ brasil.elpais.com)

Cuộc điều tra tại một địa điểm ở thành phố Magdala đã tiết lộ thông tin giúp xây dựng lại hồ sơ của Thánh Maria Mađalêna.

Maria Mađalêna (Mácđala) là “một phụ nữ giàu có, có ảnh hưởng và quan trọng” trong cuộc đời Chúa Giêsu Kitô. Đây là một trong những kết luận của nhà nghiên cứu Jennifer Ristine trong cuốn “Mary Magdalene: Insights From Ancient Magdala” được phát hành ngày 22-7-2018 nhằm tiết lộ những bí ẩn về người phụ nữ mà Giáo hội Công giáo trong nhiều thế kỷ gán cho là kẻ ngoại tình và gái điếm. Việc tích hợp các tài liệu tham khảo về Kinh Thánh và lịch sử với những khám phá khảo cổ gần đây được thực hiện tại TP Magdala (Migdal, Israel ngày nay), nơi người ta tin rằng bà đã sinh ra, giúp Ristine tái tạo lại một phần hồ sơ của bà. Xem tiếp toàn bài…

MARIA MAĐALÊNA LÀ AI?

Trước tiên, chúng ta nên biết rằng Thánh Maria Mađalêna được tôn kính trong Giáo hội Công giáo, Giáo hội Công giáo Đông phương, Giáo hội Chính thống Đông phương, Cộng đồng Anh giáo, Giáo hội Tin Lành Lutheran, các Giáo hội Tin Lành khác, và Đạo Baháʼí. Vậy bà là ai mà được tôn kính rộng rãi như thế?

Nếu có điều gì có thể nói một cách đúng đắn về Thánh Maria Mađalêna thì đó là bà vẫn là nhân vật bí ẩn và khó hiểu. Qua nhiều thế kỷ, danh tính bà đã được tranh luận không ngừng, kết quả là ngày nay nhiều người Công giáo cảm thấy rất bối rối. Chính xác thì chúng ta biết gì về bà qua Tin Mừng? Bà có phải là gái điếm hoán cải hay không? Xem tiếp toàn bài…

THẾ HỆ GIAN ÁC

[Niệm ý Mt 12:38-42 ≈ Mc 8:11-12; Lc 11:29-32]

Xưa Biệt Phái xin Chúa một dấu lạ
Nhưng Ngài không cho một dấu lạ nào
Bởi vì họ không thành tâm chi cả
Mà chỉ muốn thử thách Chúa xem sao

Ông Giô-na ba ngày trong bụng cá
Là hình bóng ám chỉ Chúa Giê-su
Ngài cũng ở trong lòng đất như vậy
Và Ngài đã sống lại ngày thứ ba Xem tiếp toàn bài…

DI SẢN

Có nhiều loại di sản, có thể là vật thể hoặc phi vật thể, vật chất hoặc tinh thần. Kinh Thánh nói: “Ai cậy trông vào của cải, người ấy sẽ quỵ ngã, còn chính nhân sẽ vươn lên như cành lá xanh tươi. Ai gây bất thuận trong nhà sẽ chẳng có chi làm di sản, kẻ ngu si đần độn phải làm đầy tớ cho người khôn. Người công chính được thừa hưởng cây sự sống, kẻ khôn ngoan chinh phục được lòng người. Người công chính còn lãnh thưởng phạt nơi trần thế, huống chi là kẻ tội lỗi, đứa ác tâm.” (Cn 11:28-31)

1. DI SẢN TÂM LINH Xem tiếp toàn bài…

ĐÓN NHẬN VÀ SẺ CHIA LÒNG THƯƠNG XÓT

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=l6A1s049QGU

20/7 THỨ BẢY TUẦN 15 TN

Mk 2,1-5; Mt 12,14-21.

“Để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia”

Chúa Giê-su chữa bệnh cho người bại liệt trong ngày Sa-bat. Các biệt phái bàn kế hãm hại Người, nhưng người trốn khỏi họ.

Vâng! Thi thố tình thương và cứu chữa những ai hoạn nạn, đau khổ, bệnh tật, nghèo đói, là sứ vụ của Chúa Giê-su, tôi tớ của Thiên Chúa. Không ai ngăn cấm hay cản trở Người được. Cũng không ai có quyền gì mà chống đối hay có sức phá hoại công việc của Người được. Người vẫn anh dũng và kiên trì thực hiện theo đúng thánh ý Cha là cứu rỗi mọi người. Lời tiên tri Isaia loan báo về Người “Tôi tớ của Thiên Chúa luôn đẹp lòng Thiên Chúa”, nay đã ứng nghiệm tỏ tường nơi ơn chữa lành. Xem tiếp toàn bài…

CÁCH SỐNG ĐỨC TIN

Tin là chấp nhận hoặc từ chối: “Người tin thì không cần giải thích, người không tin thì giải thích cũng vô ích!” (Thánh Bernadette, Lộ Đức) Thánh Phaolô nói: “Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô.” (Rm 10:17)

Mới đây tôi có nói với một người bạn rằng tôi đã đã suy nghĩ nhiều, cứ suy đi nghĩ lại, chưa bao giờ tôi như vậy. Cô bạn tôi nói về cách mà Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta hiện diện ở đây, vào thời điểm đặc biệt đó và đặt vào lịch sử, vì một mục đích. Chúng ta không sinh trong thập niên 1800, cũng không ở đâu đó trong cuộc chiến thành Troy. Hiện nay chúng ta ở đây và vào lúc này.

Càng nghĩ về điều đó tôi càng thấy đây thực sự là điều thâm sâu – trước đây tôi chưa bao giờ thấy mình hiện hữu trong ý nghĩa này. Xem tiếp toàn bài…

TÌNH CHÚA BAO LA

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Mc 6:30-34 ≈ Mt 14:13-14; Lc 9:10-11]

Các Tông Đồ tụ họp quanh Sư Phụ
Kể cho Ngài biết mọi việc đã làm
Và mọi điều mà các ông đã dạy
Dịp tái ngộ Thầy trò cùng hàn huyên

Ngài biết họ làm việc vất vả lắm
Nên bảo họ lánh riêng ra một nơi
Cần thanh vắng để nghỉ ngơi đôi chút
Và tĩnh tâm để lấy sức vào đời Xem tiếp toàn bài…

TRANH LUẬN CÔNG GIÁO VỀ CHẾT NÃO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Ý tưởng sử dụng các tiêu chuẩn thần kinh để xác định cái chết của bệnh nhân đã từng là một lĩnh vực gây tranh cãi trong một thời gian. Việc sử dụng nó có ý nghĩa nặng nề đối với các quyết định chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là liên quan việc hiến tạng. Trong tông huấn Evangelium Vitae (Tin Mừng về Sự Sống), Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng việc hiến tạng là điều đáng khen ngợi khi “được thực hiện một cách hợp đạo đức.” Cụm từ cuối cùng đó chính là điều làm phức tạp thêm vấn đề sử dụng chết não làm tiêu chuẩn cho cái chết. Tóm lại, hành động lấy nội tạng của bệnh nhân không thể khiến bệnh nhân tử vong. Như vậy, nếu định nghĩa của chúng ta về chết não là không đầy đủ và bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn đã nêu vẫn còn sống thì việc lấy nội tạng để cấy ghép sẽ khiến họ tử vong. Xem tiếp toàn bài…

LÝ DO PHẢI ĐI LỄ

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ OurSundayVisitor.com)

Dù bạn 8 tuổi hay 80 tuổi, có lẽ vào một thời điểm nào đó trong đời, bạn đã phải vật lộn với câu hỏi: “Tại sao phải đi lễ?”

Đôi khi bạn có thể cảm thấy không muốn đi lễ. Bạn có thể không thích âm nhạc hoặc bài giảng trong giáo xứ. Bạn có thể nghĩ Thánh Lễ nhàm chán. Bạn có thể cảm thấy như thể giáo xứ không chào đón bạn. Bạn có thể cố gắng tự thuyết phục rằng bạn có thể cầu nguyện tốt ở ngoài trời hoặc trong sự thoải mái tại nhà mình.

Mặc dù bạn biết rằng tham dự Thánh Lễ là điều tốt, nhưng bạn có thể tự khuyên mình không nên đi lễ bằng cách tập trung vào những điều tiêu cực. Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy hơi tội lỗi, nhưng cuối cùng, bạn có thể biện minh cho quyết định của mình bằng cách tự thuyết phục rằng bạn quá bận, quá mệt mỏi, quá buồn chán hoặc quá thất vọng. Khi điều đó xảy ra, bạn đã bỏ lỡ món quà tuyệt vời mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Bí tích Thánh Thể. Xem tiếp toàn bài…

TẢN MẠN ĐÔI DÒNG

TRẦM THIÊN THU

Quân Tử Thẳng Ngay Như Tre Trúc
Tiểu Nhân Nguy Hiểm Tựa Bọ Sâu

Ngày qua, tháng tới. Mùa đi, mùa về. Tất cả cứ luân phiên theo dòng chảy thời gian. Trái tim nhịp tĩnh, nhịp động. Niềm vui nhẹ nhàng và nỗi buồn sâu lắng quyện vào trầm tư. Cõi lòng đôi khi bộn bề như căn phòng chưa dọn dẹp kịp. Con người yếu đuối nên luôn cần nghị lực để vươn lên. M. Blanchecotte khuyên: “Hãy tưởng như mình sắp chết và hãy hành động như mình bất tử.” Thâm thúy và chí lý thay!

Thế kỷ XXI, mọi thứ đều hiện đại. Công việc gì cũng cần có kiến thức. Trẻ hóa cơ cấu. Ai cũng phải chạy đua. Tình yêu cũng hiện đại hóa, cũng bấm nút điều khiển từ xa, thậm chí có thể thực tế hóa và thương mại hóa. Ngày xưa người ta len lén trao nhau thư tình màu mực tím mồng tơi. Dễ thương làm sao thuở vụng dại, lóng ngóng, e ấp,… Xem tiếp toàn bài…

CHẦU THÁNH THỂ CHÚA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ SimplyCatholic.com)

▶ Chiêm Niệm Thánh Thể – https://youtu.be/CCJxb7X8qyo

Đối với những người Công giáo sùng đạo, không có gì thân mật và tôn thờ hơn là rước lễ – lãnh nhận Thánh Thể, Mình Máu Chúa Kitô.

Trong bí tích tuyệt vời này, chúng ta cảm nghiệm và kết hợp với Chúa Giêsu. Mẹ Giáo Hội từ lâu đã cung cấp cho chúng ta những cách sùng kính nhằm mở rộng sự kiện kỳ diệu này ra ngoài phạm vi Thánh Lễ. Việc sùng kính như vậy thường được gọi là Chầu Thánh Thể. Xem tiếp toàn bài…

GIÊSU CỨU CHÚA

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Mt 12:14-21]

Chúa Giê-su, Đấng Cứu Độ duy nhất
Đến thế gian để cứu chuộc loài người
Là Tôi Trung được Thiên Chúa tuyển chọn
Chúa Cha cho Thần Khí ngự trên Ngài

Chúa Giê-su, Đấng loan báo công lý
Và bảo vệ chân lý mãi muôn đời
Ngài khiêm nhường, vâng lời và lặng lẽ
Chẳng có ai nghe thấy tiếng của Ngài Xem tiếp toàn bài…

ĐỒNG HỒ CUỘC ĐỜI

TRẦM THIÊN THU

Xưa Nguyên Tổ ăn ngon một miếng táo
Phải ngậm ngùi điên đảo suốt cuộc đời
Nay con người thực tế mà sống ảo
Cho nên đời cũng chao đảo, chơi vơi

Chưa nhìn thấy quan tài, chưa đổ lệ
Chưa trải qua gian khổ, chẳng thương ai
Chạy vòng quanh xuôi ngược đời trần thế
Cứ luân phiên bốn mùa – nay và mai Xem tiếp toàn bài…

ÁI QUỐC LÀ SÙNG ĐẠO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Lòng ái quốc (yêu nước, trung thành với tổ quốc) được định nghĩa trong Giáo Lý Công Giáo là món quà của Chúa Thánh Thần, như nghĩa vụ yêu thương và tôn vinh đất nước. Nói một cách đơn giản nhất, món quà này kêu gọi chúng ta vui mừng trong sự đoàn kết và hòa bình mà đất nước đang được hưởng, đồng thời than khóc và bác bỏ bất cứ điều gì tìm cách phá hủy sự đoàn kết và hòa bình đó.

Trong vài thập niên qua, chúng ta dường như đã đánh mất món quà này. Có nhiều khả năng chúng ta vui mừng trước sự sụp đổ của một đối thủ chính trị hơn là việc bảo vệ các quyền cơ bản nhất của chúng ta về đời sống và tự do. Có nhiều sự tức giận và lo lắng về sự mất mát của một cuộc chạy đua chính trị hơn là sự mất mát của văn minh và công lý trong đời sống dân sự hằng ngày. Xem tiếp toàn bài…

Lòng Trắc Ẩn Nơi Người lãnh Đạo

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

https://www.youtube.com/watch?v=X1f4erU9U-8

Chúa Nhật 16 Năm B

Chia sẻ tin mừng theo thánh Mc 6, 30-34

Ngày nay người ta đua nhau đưa tin về những người nổi tiếng, về những tin tức thời sự nóng bỏng, nhất là về những tai tiếng, những scandal liền được chia sẻ trên khắp không gian mạng, ngược lại, họ lại ít đưa tin về lòng tốt, lòng trắc ẩn, và cho dù có người đưa lên cũng chẳng mấy ai bận tâm chia sẻ.

Đồng ý những điều xấu cần lên án, cần chia sẻ để bảo vệ công lý, để loại trừ cái xấu ra khỏi xã hội, nhưng cũng rất cần lan toả những nghĩa cử cao đẹp về sự hy sinh, về lòng trắc ẩn con người dành cho nhau. Xem tiếp toàn bài…

THIÊN CHÚA CHĂM LO CHO CON NGƯỜI

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

CHÚA NHẬT XVI TN B:

Có nhiều người còn thao thức với Phật giáo đã tỏ ra lo ngại, vì thời gian gần đây đã xảy ra nhiều mâu thuẫn và những việc tai tiếng trong Phật giáo. Các thầy chùa thì đang hết sức mình để thu hút các phật tử qua các đạo tràng và các buổi thuyết pháp. Có những thầy chùa dùng cách giải thích nghiệp báo cách dễ dãi, thô thiển để thu hút phật tử cúng dường; có thầy thì tìm cách khủng bố tinh thần phật tử qua hình thức áp vong, giải vong, dâng sao giải hạn cũng để kiếm tiền; có người chủ trương thuyết pháp mang tính xã hội, chính trị thay vì nói giáo lý nhà phật; có vị lại chủ trương kể chuyện hài, gây cười để thu hút phật tử đến với mình. Cuối cùng, nhiều phật tử không biết phải tin thầy nào và theo thầy nào, không biết đâu là chính đạo, là giáo lý của nhà phật. Nhiều người đã quay lưng lại với lối sống của các thầy sư và phật giáo hiện tại để ủng hộ và đi theo một lối tu và giảng pháp khác của thầy Minh Tuệ. Xem tiếp toàn bài…

PHỤNG VỤ và BA GIAI ĐOẠN TÂM LINH

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Bắt nguồn từ niềm xác tín rằng Phụng Vụ Thánh, như “việc thực thi chức vụ linh mục của Chúa Giêsu Kitô,” là “đỉnh cao mà hoạt động của Giáo Hội hướng tới” và là “nguồn mạch phát sinh mọi quyền năng của Giáo Hội,” các nghị phụ của Công Đồng Vatican II đã khẳng định tính ưu việt của việc cầu nguyện Phụng Vụ trong đời sống Giáo Hội và kêu gọi toàn thể dân Chúa – giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân – hình thành đời sống thiêng liêng tập trung vào Phụng Vụ của Giáo Hội. Khi làm như vậy, họ lên tiếng một cách có thẩm quyền đối với Phong Trào Phụng Vụ đã nở rộ trong Giáo Hội khoảng 100 năm: mục tiêu chính của phong trào đó là đánh thức các tín hữu về đời sống thiêng liêng lấy Phụng Vụ làm trung tâm. Xem tiếp toàn bài…

LUẬT TRỪ

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Mt 12:1-8 ≈ Mc 2:23-28; Lc 6:1-5]

Chuyện ăn uống có liên quan sự sống
Ăn để sống chứ không sống để ăn
Cái bụng đói phải ăn là điều cần
Có ngoại trừ dù luật là nguyên tắc

Người ta vẫn phải ăn ngày sa-bát
Cứ theo luật, Biệt Phái nhịn được không?
Vậy mà thấy người băng qua cánh đồng
Lại trách người đói bụng phải bứt lúa! Xem tiếp toàn bài…

DẤU HIỆU TÂM LINH

I. DẤU HIỆU KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN

Khi tôi khoảng 25 tuổi, tôi phải trải qua một thời gian khó khăn. Tôi bắt đầu lo lắng – điều mà tôi chưa từng có. Điều này phát xuất từ cảm giác sợ hãi dữ dội. Hồi đó tôi mới làm mẹ, tôi nhận ra rằng tôi có trách nhiệm truyền thụ các giá trị sống và đức tin cho con của tôi, nhưng tôi không biết đó là những thứ gì. Tôi không lớn lên trong một tôn giáo, vì cha mẹ tôi không cùng tôn giáo.

Tôi mừng lễ Giáng Sinh (Công giáo) nhưng tôi cũng ăn chay tháng Ramadan (Hồi giáo). Tôi tận hưởng nhiều thế giới, nhưng khi tôi phải chọn lựa, tôi thấy cái nào cũng tốt. Tôi thực sự không biết mình tin gì. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy nhiều người cũng đối mặt với tình trạng như tôi: KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN. Xem tiếp toàn bài…

TẤT CẢ VÌ THÁNH THỂ

“Tất cả vì Thánh Thể, không còn gì cho tôi.” Thánh Margaret Maria Alacoque đã viết như vậy bằng máu của chính mình khi bà bước vào tu viện. Những lời của nữ tu thánh thiện này mô tả cách mọi người Công Giáo phải sống: luôn luôn và ở mọi nơi hoàn toàn vì Chúa Thánh Thể của chúng ta.

Vì Thánh Thể, chúng ta tham dự Thánh Lễ hằng ngày. Vì Thánh Thể, chúng ta thường xuyên xưng tội, chầu, lần hạt Mân Côi, v.v… Vì Thánh Thể, chúng ta ăn chay và sám hối. Vì Thánh Thể, chúng ta thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì Thánh Thể, chúng ta tìm cách trở nên Thánh Thể hơn bao giờ hết. Ngay cả khi về thể lý, chúng ta không thể làm điều gì đó mà chúng ta muốn làm, chẳng hạn như đi lễ vào một ngày nhất định, chúng ta dâng sự đau khổ này theo ý Chúa, vì Thánh Thể. Xem tiếp toàn bài…

XUÔI VỀ THIÊN QUỐC

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Mt 11:28-30]

Chúa mời gọi mọi người đến với Chúa
Nhất là người đang mang gánh nặng nề
Phải vất vả, phải đau khổ trăm bề
Đến với Ngài sẽ được Ngài bồi dưỡng

Đến với Ngài sẽ được an tâm sống
Được nghỉ ngơi, tâm hồn sẽ bình an
Ai cũng có trăm mối rối trần gian
Đến với Ngài sẽ được Ngài giải mã Xem tiếp toàn bài…

NGUYÊN NHÂN LY GIÁO

TRẦM THIÊN THU

Chúng ta thường nghĩ ly giáo là do dị giáo (lạc giáo, tà thuyết), nhưng có trường hợp dị giáo chỉ viện cớ để ly giáo, khi động lực thật nằm ở chỗ khác.

Trong tiểu luận “Phân Cực Văn Hóa và Ly Giáo” (Cultural Polarity and Religious Schism), sử gia nổi tiếng Christopher Dawson đã viết: “Phía sau mỗi dị giáo đều có vấn đề xung đột xã hội nào đó, và chỉ có cách giải quyết xung đột đó mới khả dĩ duy trì hiệp nhất.”

Ông dẫn chứng vụ ly giáo ở Armenia vào thời Công Đồng Đại Kết Chalcedon (Ecumenical Council of Chalcedon). Nhưng ngay từ đầu đã rõ là cơn giận dữ đầy ắp Alexandria với sự náo động và cuộc đổ máu, rồi khiến các giám mục đấu tranh dữ dội mà không cảm hứng bởi ước muốn thuần túy về chân lý thần học hoặc bởi các động lực tôn giáo thuần túy nào đó. Xem tiếp toàn bài…