Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Mười Một 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 10    
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CHIA RẼ NHAU VÌ BỔNG LỘC

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

https://youtu.be/bewwpxhr6ck
Lời Chúa: Mc 9,30-37

Tôi có người bạn nói rằng: mình có nằm mơ cũng không nghĩ sẽ có ngày cả nhà sẽ loạn lên vì chuyện chia đất. Chuyện tưởng chừng như suôn sẻ theo tính toán cả đời của vợ chồng, ai ngờ ba đứa con lại có tính toán riêng của chúng.

Sau khi tham khảo ý kiến anh em, họ hàng và để con cái không đứa nào so bì với nhau, vợ chồng quyết định mảnh đất chia làm 4 phần. Ba đứa con, mỗi đứa một phần, bố mẹ một phần. Ngày nhận tài sản, vợ chồng con trai lớn ông bà còn dặn hai đứa em sau này trách nhiệm chăm sóc bố mẹ khi đau ốm cũng phải chia đều đúng như số tài sản mỗi người nhận được, không có chuyện trút lại cho phận con trưởng. Xem tiếp toàn bài…

LÃNH ĐẠO LÀ PHỤC VỤ

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

CHÚA NHẬT XXV TN B:
Thưa quý OBACE, không biết từ bao giờ, người ta thường gọi những người làm việc trong bộ máy chính quyền là các quan chức. Với chữ quan chức, người ta hiểu đó là những người giống như các vua quan ngày xưa, có quyền lực, có thể ra oai và sai khiến người khác, có kẻ hầu người hạ. Vì thế mà nhiều người muốn ra làm quan, chỉ để được có quyền cao chức trọng, được mọi người cúi đầu tuân phục và được nhiều bổng lộc, hơn là để phục vụ cho công ích. Quyền lực, địa vị, tiền bạc, danh vọng là những thứ luôn quyện vào nhau và là cơn cám dỗ cho nhiều người. Cám dỗ quyền lực, địa vị, muốn mình có quyền cao hơn người khác không chỉ trong xã hội, mà nó còn thể hiện dưới nhiều hình thức và các mức độ khác nhau, trong đời sống gia đình đến đời sống tôn giáo. Cho dù con người sống trong gia đình hay tham gia vào sinh hoạt xã hội, tôn giáo, dù ở hoàn cảnh nào, địa vị nào, thì cũng bị cám dỗ tham vọng quyền lực Xem tiếp toàn bài…

CẦU NGUYỆN NHƯ TLTT GABRIEL

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

✠ Tam Vị TLTT – https://youtu.be/bEFX54wFAcg

Lần đầu tiên chúng ta tìm thấy thuật ngữ “truyền bá Phúc Âm” trong Kinh Thánh – Phúc Âm Thánh Luca, và người truyền bá Phúc Âm đầu tiên là một sứ thần đã hiện ra với Daniel trong Cựu Ước: Tổng Lãnh Sứ thần Gabriel. TLTT Gabriel xuất hiện là sứ giả của Đấng Tối Cao, đem theo Tin Mừng Cứu Rỗi trong hai cuộc truyền tin – một lần cho ông Dacaria, hoàn tất hy vọng của dân Israel, và lần thứ hai cho Trinh Nữ Maria, Mẹ của Đấng Cứu Thế, vượt quá mọi hy vọng.

TRUYỀN TIN Xem tiếp toàn bài…

HẠT NHÂN GIAN

[Niệm ý Lc 8:4-15 ≈ Mt 13:1-23; Mc 4:1-20]

Đời phàm nhân là hạt bụi bé nhỏ
Nhưng lại dính nhiều loại hạt cồng kềnh
Hạt chức tước, danh lợi và quyền hành
Làm cho hạt “cái tôi” càng to lớn

Hạt lo toan, tranh chấp, thấy mà ớn
Hạt lép xẹp nên cứ cố ngẩng đầu
Hạt thất vọng khiến người ta âu sầu
Hạt chết nghẹt khi nắng đời gay gắt Xem tiếp toàn bài…

CHUYỆN NAM CHUYỆN NỮ

[Niệm ý Lc 8:1-3]

Người ta thường không coi trọng phụ nữ
Cho rằng họ chẳng được tích sự chi
Bởi nữ nhi là đào tơ liễu yếu
Luôn càm ràm lắm lời, chẳng ích gì

Thế nhưng mà khi có chuyện rắc rối
Cần làm việc, làm đẹp trong và ngoài
Người ta lại chỉ cần đến phụ nữ
“Nhất nam, thập nữ” là gì, hỡi người? [1] Xem tiếp toàn bài…

LÀM DẤU

Người Công giáo thường làm Dấu Thánh Giá như một cử chỉ đẹp để bắt đầu và kết thúc lời cầu nguyện. Nhưng khi chúng ta học cách thực hiện hành động này một cách nghiêm túc, thường xuyên làm dấu với đức tin và lòng tôn kính, những kết quả đáng chú ý có thể diễn ra. Chúng ta thấy mình đang làm tốt hơn đáng kể trong cuộc sống Kitô hữu của mình: cầu nguyện với nhiều nhiệt huyết hơn, chống lại những khuynh hướng xấu một cách hiệu quả hơn và đối xử tử tế hơn với người khác.

Xét cho cùng, Dấu Thánh Giá không chỉ là một cử chỉ đạo đức, mà là một lời cầu nguyện mạnh mẽ, một bí tích của Giáo hội.

Kinh Thánh, các giáo phụ, các thánh, và giáo lý Công giáo đưa ra 6 điều về Dấu Thánh Giá, cho thấy lý do làm Dấu Thánh Giá mở ra cho chúng ta những ân sủng biến đổi cuộc sống. Khi nắm bắt được, chúng ta có thể thực hiện việc này với nhiều đức tin hơn và trải nghiệm những phúc lành tuyệt vời của Dấu Thánh Giá. Xem tiếp toàn bài…

CHÚA CỨU GIA ĐÌNH

“Hãy tin vào Chúa Giêsu thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ.” (Cv 16:31)

Chúng ta đều biết đến những gia đình Công giáo rất ngoan đạo, thể hiện sự thánh thiện và đức hạnh đáng chú ý. Hãy xem xét một gia đình như vậy, cha mẹ của họ, ông bà Louis và Zélie Martin là những vị thánh, năm người con gái của họ, những người con còn sống sót trong số chín người con, tất cả đều trở thành nữ tu, và một người trong số họ được công nhận là một trong những vị thánh vĩ đại nhất của thời hiện đại: Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu. Chắc chắn ở đây không chỉ có sự dạy dỗ tốt. Vì gia đình này, với tư cách là một khối thống nhất, được hưởng ân sủng nguyên thủy thường được Chúa ban cho các gia đình thông qua đức tin của một hoặc nhiều thành viên cụ thể, thường là cha mẹ – hoặc một trong hai người.

Tất nhiên là đúng rằng lòng đạo đức của những gia đình như vậy – được hướng dẫn bởi những bậc cha mẹ thực hành và cố ý dạy đức tin Công giáo Xem tiếp toàn bài…

TÌNH THƠM

TRẦM THIÊN THU

▶ Tình Ca Tội Nhân – https://youtu.be/UUhzaaC6Uhs

[Niệm ý Lc 7:36-50]

Là phàm nhân, ai cũng có nhiều tội
Thực sự có nhiều tội, chẳng ít chi
Nhưng phàm nhân lại thường xuyên tự ái
Thích xét người mà không muốn xét ta

Chúa dùng bữa tại nhà người Biệt Phái
Bỗng dưng thấy xuất hiện phụ nữ kia
Cô có tiếng là một người tội lỗi
Cô đem theo bình dầu thơm ngọc ngà Xem tiếp toàn bài…

VUI MỪNG PHỤC VỤ CHÚA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Thánh Vịnh mời gọi: “Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu, phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ, vào trước thánh nhan Ngài giữa tiếng hò reo.” (Tv 100:1-2) Thật là vinh dự lớn lao khi được phụng sự Chúa, điều này sẽ khiến chúng ta vui mừng, và thậm chí còn hơn cả vui mừng, hoan hỷ. Nhưng chúng ta có đang phụng sự Chúa không? Chúng ta làm thế nào? Những cách chính mà chúng ta phụng sự Chúa là thờ phượng Ngài trong Thánh Lễ, lời cầu nguyện, khi thực hiện các công việc thương xót về tinh thần và thể xác, nhưng chúng ta cũng có thể phụng sự Ngài theo những cách khác. Xem tiếp toàn bài…

NGỤ NGÔN SỐNG

Nếu hôm nay chán nản nhìn đống bát đĩa chưa rửa, mình sẽ vui vẻ rửa bát. Vì mình còn có cơm để ăn.

Nếu hôm nay đau đầu nhức óc vì tiếng la hét, khóc lóc của con cái, mình sẽ tận hưởng nó vì con cái còn khỏe mạnh và ở bên cạnh mình.

Nếu sáng nay vợ/chồng cằn nhằn về nhau điều gì đó, vậy có nghĩa là mình còn có gia đình.

Nếu hôm nay nhà bừa bộn, không ngăn nắp. Đừng vội bực mình mà thong thả dọn dẹp, vì mình còn có nhà cửa. Xem tiếp toàn bài…

RỒNG GIÁP THÌN

Sự thật đã ứng nghiệm
Câu “bão lụt năm Thìn”
Rồng Giáp Thìn phun nước
Gây ngập lụt Việt Nam

Bao gia đình tan nát
Không còn người thân tình
Không còn đủ nước mắt
Khóc người và thương mình Xem tiếp toàn bài…

LẮM CHÊ NHIỀU TRÁCH

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Lc 7:31-35 ≈ Mt 11:16-19]

Có trái tim nhưng người ta vô cảm
Sống dửng dưng, mặc ai vui hay buồn
Mặc cho người chịu tai ương, tai họa
Chẳng quan tâm vì mình vẫn bình an

Đám tang buồn, tiếng sáo buồn não nuột
Mà thiên hạ vẫn khúc khích khôi hài
Đám cưới vui, tưng bừng xập xình nhạc
Mà thiên hạ chẳng hòa nhịp mừng vui Xem tiếp toàn bài…

Ngợi Mừng Thánh VinhSơn PhaoLô

TRĂNG TREO

TRẦM THIÊN THU

Vầng Trăng treo giữa đêm Thu
Em thơ thắp sáng ước mơ rạng ngời
Vầng Trăng treo giữa khung trời
Em thơ hạnh phúc bên người thân yêu
Vầng Trăng treo tít trên cao
Mà gần gũi lắm, ngọt ngào tuổi thơ
Vầng Trăng treo giữa câu thơ
Hồn nhiên mơ ước đơn sơ tuyệt vời Xem tiếp toàn bài…

Ca Hiệp Lễ 1

Ngợi Khen Chúa

CÁCH SỐNG

Cuộc sống đời thường nhưng vẫn khác thường, nó không phải là chuỗi ngày thở dài mà là những nhịp đập mạnh mẽ của con tim. Người ta nói rằng hãy sống mỗi ngày như thể ngày cuối cùng và hành động như mình sống mãi, không chỉ duy trì sự sống mà còn phải duy trì cái đáng sống.

Nếu cuộc đời cho chúng ta cả trăm lý do để khóc, cần phải cho đời thấy chúng ta có cả ngàn lý do để cười. Walter Anderson nói: “Tôi có trách nhiệm. Dù tôi không thể ngăn chặn điều tồi tệ nhất xảy ra, tôi vẫn có trách nhiệm về thái độ của mình đối với sự bất hạnh không thể tránh khỏi hắt bóng tối lên cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta chỉ cải thiện khi chúng ta nắm lấy cơ hội, rủi ro đầu tiên và khó khăn nhất mà chúng ta có thể chấp nhận là thành thật với chính mình.” Quả thật không dễ chút nào! Xem tiếp toàn bài…

MỘT VẦNG TRĂNG

[Niệm ý Lc 7:11-17]

Chết là kết thúc kiếp người
Bất biến Luật Trời, không thể đổi thay
Nhưng con người thấy đắng cay
Âm dương cách biệt, ai hay nỗi lòng?
Na-in có một đám tang
Mẹ hiền góa bụa khóc thằng con trai
Vầng trăng có một mà thôi
Khi rằm, khi khuyết, xẻ đôi bất ngờ Xem tiếp toàn bài…

GHI CHÉP ĐẠO ĐỨC

Cuốn sổ thông thường là cuốn sách mà suốt cuộc đời, đặc biệt là trong những năm tháng sinh viên, người đọc sẽ viết ra những đoạn trích từ những bài đọc mà họ cảm thấy rất quan trọng và được diễn đạt hay đến mức họ muốn trân trọng và sống theo những đoạn trích đó.

Nó phải là một cuốn sách, không phải là một tập tin máy tính. Sinh viên ấy nên nhấn mạnh vào tiêu chuẩn cao để đưa vào, chẳng hạn như không có cặn bã: mọi thứ trong đó dường như đều là kiến thức. Ví dụ, trong số những mục đầu tiên trong cuốn sổ tay thông thường của riêng tôi từ những năm tháng sinh viên có những câu của Newman: “Ngày nay, sự mù mờ là mẹ của kiến thức.” Xem tiếp toàn bài…

CẦU CHO NGƯỜI KHÁC

[Niệm ý Lc 7:1-10 ≈ Mt 8:5-13]

Đến với Chúa là viên đại đội trưởng
Người nô lệ bệnh nặng sắp tử vong
Ông xin Chúa đến cứu sống người ấy
Tha thiết xin với tất cả tấm lòng

Ông không dám phiền Chúa đích thân đến
Chỉ xin Ngài thương ban cho một lời
Chắc chắn rằng người nô lệ sẽ khỏi
Ôi, niềm tin mạnh mẽ, thật tuyệt vời! Xem tiếp toàn bài…

XÁC ĐỊNH NIỀM TIN

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Mc 8:27-35 ≈ Mt 16:13-26; Lc 9:18-24]

Chúa muốn biết điều người ta nhận xét
Xem người ta nói về Ngài là ai
Người thì bảo Ngài là một ngôn sứ
Người thì bảo Ngài là người tuyệt vời

Không phải Ngài không biết mà hỏi họ
Ngài chỉ muốn họ định tín thôi mà
Ngài cũng hỏi ý kiến các môn đệ
Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô” Xem tiếp toàn bài…

CHẶNG ĐỜI

TRẦM THIÊN THU

▶ Đỉnh Cao Thập Giá – https://youtu.be/ciO4T04-r2U

Thập hình là chặng kiếp người
Đường ngang, lối dọc, miệt mài bước đi
Đi từ sáng sớm tới trưa
Bước chiều vào tối, bước khuya ngã nhoài
Thập hình luôn vác trên vai
Bước ngắn, bước dài, có lúc kéo lê
Chính mình phải vượt qua ta
Ngã rồi đứng dậy, Can-vê điểm dừng Xem tiếp toàn bài…

TUYÊN XƯNG NIỀM TIN VÀO CHÚA GIÊSU

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

CHÚA NHẬT XXIV TN B:

Thưa quý OBACE, trong một lần nói chuyện, Đức TGM Hà Nội có chia sẻ rằng: Khi hỏi một người Hồi Giáo: Có bao nhiêu phần trăm người Hồi Giáo đọc và thuộc kinh Coran? Họ trả lời là 100%. Khi hỏi một anh em Tin Lành: Có bao nhiêu phần trăm người Tin Lành đọc và thuộc Kinh Thánh? Họ trả lời 95%. Còn khi hỏi người Công Giáo: Có bao nhiêu phần trăm người Công giáo đọc và thuộc Kinh Thánh? Câu trả lời sẽ là 0%.
Câu trả lời này là một điều đáng buồn, vì nhiều người Công Giáo không có thói quen đọc Kinh Thánh, thế nên cũng không hiểu, không thuộc. Và vì không đọc, không hiểu Kinh Thánh, nên người tín hữu không thể nói về Chúa Giêsu và không thể đặt trọn niềm xác tín vào Người. Hoặc họ nói về Chúa Giêsu, nhưng hết sức xa lạ, không phải là Chúa Giêsu của Tin Mừng. Xem tiếp toàn bài…

LẠ MÀ KHÔNG LẠ

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Lc 6:43-49 ≈ Mt 7:15-20, 24-27; 12:33-35]

Lòng đầy miệng phải nói ra
Giống như đầy nước tràn bờ miệng ly
Tốt hay xấu chẳng thể che
Ý sao nói vậy, chẳng khoe cũng rành
Như cây có quả trổ sinh
Trái xấu trái lành, nhìn sẽ biết ngay Xem tiếp toàn bài…

HUNG THẦN YAGI

TRẦM THIÊN THU

Bão to hay bão nhỏ
Cũng giống như hung thần
Dù trẻ – già, nam – nữ
Cứ cuốn theo hết trơn

Tử thi nơi nghĩa địa
Cũng chẳng được nằm yên
Bão lật tung tất cả
Người sống như phát điên Xem tiếp toàn bài…