Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Mười Một 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 10    
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

HUNG THẦN YAGI

TRẦM THIÊN THU

Bão to hay bão nhỏ
Cũng giống như hung thần
Dù trẻ – già, nam – nữ
Cứ cuốn theo hết trơn

Tử thi nơi nghĩa địa
Cũng chẳng được nằm yên
Bão lật tung tất cả
Người sống như phát điên Xem tiếp toàn bài…

THÁNH DANH MẸ MARIA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Hiện nay, Nghi lễ La Mã của Giáo hội Công giáo tôn vinh Thánh Danh Đức Mẹ với lễ nhớ (không bắt buộc) ngày 12 tháng 9. Lễ này gắn liền chặt chẽ với ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria được cử hành vào ngày 8 tháng 9.

Theo Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo, lễ này “được thành lập năm 1513 tại Cuenca, Tây Ban Nha, và được ấn định ngày 15 tháng 9, sau tám ngày mừng Sinh Nhật Đức Maria. Sau khi ĐGH Piô V cải cách Sách Kinh Nhật Tụng, theo Sắc Lệnh của ĐGH Sixtô V (ngày 16-1-1587), lễ này được chuyển sang ngày 17 tháng 9.

Việc cử hành lễ này vào 8 ngày sau khi Đức Trinh Nữ Maria sinh ra tương ứng với lễ Thánh Danh Chúa Giêsu, được cử hành 8 ngày sau khi Chúa Giêsu sinh ra. Xem tiếp toàn bài…

MÙ MẮT MÙ ĐỜI

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Lc 6:39-42 ≈ Mt 7:3-5]

Cứ ảo tưởng để rồi hóa ảo giác
Tự nhận mình sáng con mắt hơn người
Làm lãnh đạo mà bất tài, vô đức
Bắt người khác phải răm rắp nghe lời

Mắt mù lòa mà cứ đòi hướng dẫn
Phải thế này, thế nọ hoặc thế kia
Ai không nghe thì trù dập, oán hận
Kẻ có quyền mà ngu dốt rất nguy Xem tiếp toàn bài…

THẬP GIÁ và ĐỨC MẸ

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ SimplyCatholic.com)

Hằng năm, Giáo Hội cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá vào ngày 14 tháng 9, và lễ tưởng niệm Đức Mẹ Sầu Bi vào ngày 15 tháng 9.

Sự kết hợp của hai lễ này, ngay cả ở các cấp độ khác nhau theo lịch phụng vụ và lịch thánh, hướng dẫn chúng ta đúng đắn về các cấp độ sùng kính và tình yêu của chúng ta đối với Đấng Cứu Thế và Đức Mẹ. Ngài là Đấng Cứu Độ của chúng ta, được tôn thờ và sùng kính; Đức Mẹ là môn đệ đầu tiên của Ngài và là tấm gương của chúng ta. Cả hai lễ này đều có lịch sử lâu dài và đáng suy ngẫm.

PHỤC HỒI THÁNH GIÁ Xem tiếp toàn bài…

CHÌA KHÓA ĐẶC BIỆT

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Lc 6:27-38 ≈ Mt 5:38-48; 7:1-2, 12]

Không dễ gì mà yêu thương người khác
Dù người đó bình thường, chẳng hại ai
Huống chi là phải yêu thương kẻ ác
Nhìn đã khó, nói chi tới mỉm cười

Nhưng đó là điều Thiên Chúa đã dạy
Mặc dù khó nhưng không thể không làm
Ai làm được mới là người theo Chúa
Nếu không làm thì đừng mơ Thiên Đàng Xem tiếp toàn bài…

THI TUYỂN

(sưu tầm)

Một cuộc thi tuyển đưa ra câu hỏi: “Bạn đang lái xe hơi đi trong một đêm bão tố cấp 12. Xe bạn chạy qua một quãng đường vắng và bạn phát hiện thấy có 3 người đứng trên ven đường vẫy tay xin đi nhờ xe. Họ gồm một bà cụ đang bị bệnh nặng, một bác sĩ giỏi dư sức cứu tính mạng của bạn nếu bạn mắc bệnh hiểm nghèo, và người thứ ba là cô gái bạn yêu. Họ mong bạn cứu giúp họ, bạn rất muốn nhưng tiếc rằng xe bạn chỉ có thể chở thêm được một người. Bạn sẽ chọn chở người nào? Hãy giải thích lý do của sự chọn lựa ấy.”

Tới đây, chắc bạn sẽ hiểu rằng đây là một câu hỏi đánh giá nhân cách của bạn bởi mỗi sự lựa chọn đều phản ánh quan điểm của bạn về sinh mạng con người. Bạn có thể đưa bà cụ lên xe. Mặc dù bà cụ có thể (và có lẽ là sẽ như thế) không đủ sức qua được cho tới khi bạn gặp một bệnh viện, nhưng dù sao thì cứu người vẫn là trên hết. Còn một tia hy vọng le lói vẫn phải làm. Xem tiếp toàn bài…

DẤU VẾT YAGI

Bão đi còn lũ xô đời
Gian khổ còn dài, ngày tháng lao đao
Cuộc đời rồi sẽ về đâu?
Cửa nhà mất hết, niềm đau thì còn
Nước mềm mà mạnh vô ngần
Làm cho sắt cứng cũng mềm nhũn theo
Bão đi còn lũ dâng cao Xem tiếp toàn bài…

SỰ IM LẶNG CỦA THẬP GIÁ

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

▶ Mầu Nhiệm Thập Giá – https://youtu.be/oXhiEd1PmhY
Chồng tôi đã về nhà vào Chúa Nhật tuần trước sau khi giúp đỡ người bạn lâu năm của chúng tôi – anh ấy phải ở nhà để hồi phục sau đợt điều trị ung thư nghiêm trọng. Chúng tôi đã thay phiên nhau chăm sóc người bạn này trong năm qua. Thì ra căn bệnh ung thư đã tái phát và di căn sang một cơ phận mới. Cơ thể anh ấy đã bị tàn phá, giờ anh ấy phải chiến đấu trên một mặt trận mới.

Trong cùng một tuần, mỗi người bạn thân của chúng tôi trong khu vực đều phải đối mặt với một trường hợp khẩn cấp lớn với cha mẹ hoặc con cái. Hết tin nhắn này đến tin nhắn khác liên tục gửi đến xin cầu nguyện. Cùng lúc, một trận lũ đau khổ ập đến với mọi người xung quanh chúng tôi. Tất cả đều xảy ra vào cùng một ngày. Rất may, tất cả những trường hợp khẩn cấp đó đều được điều trị y tế và họ đang hồi phục, ngoại trừ người bạn của chúng tôi, người được phát hiện bệnh ung thư đã tái phát. Xem tiếp toàn bài…

NHƯ LẠ NHƯ QUEN

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Lc 6:20-26 ≈ Mt 5:1-12]

Sống kiếp người có phúc và có họa
Chẳng khác gì có lạ và có quen
Phúc và họa tương tự luật nhân quả
Tất cả đều do chính mình tạo nên

Chúa không bắt người nào phải nghèo khổ
Nhưng cuộc sống có nhiều thứ liên quan
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa – ba điều kiện
Cả ba thứ liên đới rất tự nhiên Xem tiếp toàn bài…

Thánh Tiến Sĩ

Sống Trường Tồn

KHUÔN MẶT TRÊN VẢI LIỆM

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Chương trình AI (Artificial Intelligence, Thông Minh Nhân Tạo) đã tạo ra hình ảnh chính xác của người đàn ông trên Vải Liệm Turin (âm bản) được Secondo Pia phát hiện năm 1898.

Tấm Vải Liệm Turin lại một lần nữa được đưa tin. Tấm vải lanh, mang hình ảnh của một người đàn ông bị tra tấn và đóng đinh, đã là nguồn gây tranh cãi trong hàng trăm năm qua. Nhiều người cho rằng đây là đồ giả Thời Trung Cổ, trong khi những người khác chỉ ra vô số chi tiết nổi bật dường như xác nhận đây thực sự là Tấm Vải Liệm của Chúa Kitô.

Hình ảnh trên tấm vải rất mờ khi nhìn tận mắt, và đặt ra nhiều câu hỏi. Liệu hình ảnh này có phải do con người tạo ra, như trong tranh vẽ hoặc phù điêu, hay là hình ảnh thực tế, “chụp ảnh” của Chúa Kitô bị đóng đinh, có lẽ được tạo ra qua một quá trình nào đó không xác định tại thời điểm Phục Sinh hay không? Xem tiếp toàn bài…

CÁC TÔNG ĐỒ

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Lc 6:12-19 ≈ Mt 10:1-4; Mt 4:23-25; Mc 3:13-19]

Trước khi Chúa kêu gọi các môn đệ
Ngài lên núi cầu nguyện suốt đêm khuya
Lúc trời sáng, Ngài kêu các môn đệ
Chọn lấy mười hai ông là tông đồ

Ngài đặt ông Phê-rô làm trưởng nhóm
Các tông đồ là thầy dạy đức tin
Có một người trở thành kẻ phản bội
Bởi tham tiền mà sập bẫy yêu tinh Xem tiếp toàn bài…

ĐƯỜNG ĐẾN VỚI CHÚA CHA

TRẦM THIÊN THU

Chúa Giêsu có lần cho ông Tôma biết chính lộ dẫn tới sự sống vĩnh hằng: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14:6) Chắc chắn chỉ có Con Đường Giêsu là chính lộ dẫn đến với Chúa Cha, và đó cũng chính là Con Đường Thập Giá mà Chúa Giêsu đã đi.

Có vài vấn đề quan trọng trong trình thuật Mc 8:27-35. Một hôm, Chúa Giêsu và các môn đệ tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Ngài hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” Ngài lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô.” Lời tuyên xưng thật đáng khen. Nhưng Chúa Giêsu cấm các ông không được nói về Ngài với bất cứ ai. Xem tiếp toàn bài…

SUY TÔN THÁNH GIÁ

Lễ Suy tôn Thánh Giá (14-9) phong phú về lịch sử và biểu tượng. Về biểu tượng, trước hết chúng ta biết rằng các Kitô hữu đầu tiên rất xấu hổ về thập giá đến nỗi không bao giờ dùng làm biểu tượng đức tin. Vì thập giá là giá treo cổ, bị khinh thường, là hình phạt dành cho những người xấu xa và nô lệ. Ngược lại, Chúa Giêsu chứng tỏ đó là thiêng liêng và lộng lẫy, không phàm tục và tuyệt vọng.

Thiên Chúa muốn rằng dụng cụ rất nhục nhã này trở nên phương tiện vinh quang và ơn cứu độ của chúng ta. Việc ám chỉ con rắn đồng của lịch sử trong sách Dân Số làm bài học. Trong thời gian họ đi đày trong sa mạc, Thiên Chúa đã phạt dân Israel về tội ngoan cố bằng đại dịch rắn. Lúc đó, khi dân chúng quằn quại trong đau khổ và kêu xin Môsê cứu vớt, vị tiên tri này đã đúc một con rắn đồng và đặt trên cột cao ở giữa đồng trống: “Những ai nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu. Những ai chỉ nhìn vết thương và chống lại rắn đều bị bất hạnh.” Xem tiếp toàn bài…

CHÚA THẢN NHIÊN

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Lc 6:6-11 ≈ Mt 12:9-14; Mc 3:1-6]

Chúa Giê-su tới hội đường giảng dạy
Vào một ngày sa-bát như mọi lần
Có một người bị khô bại tay phải
Các kinh sư và Biệt Phái rình xem

Nếu thấy Ngài chữa trong ngày sa-bát
Họ sẽ lấy cớ đó tố cáo Ngài
Ngài biết họ đang suy nghĩ như thế
Nên bảo người bại tay đứng dậy ngay Xem tiếp toàn bài…

GIỌT THÁNG CHÍN

TRẦM THIÊN THU

Những cơn mưa tháng Chín thật kỳ lạ
Đến bất ngờ, xối xả, và qua mau
Có đôi khi rả rích như mưa ngâu
Khiến lòng người lẫn lộn nhiều cảm xúc

Những giọt mưa tháng Chín nghe tí tách
Giống như tiếng thời gian gõ nhịp đều
Có lúc xa, lúc gần, sáng và chiều
Ước tương lai và bâng khuâng quá khứ Xem tiếp toàn bài…

CƯỚP CỦA NGƯỜI NGHÈO

TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ NewTheologicalMovement.blogspot.com)

▶ Lazaro và Phú Hộ – https://youtu.be/P2ITOmMTWhI

Trình thuật Lc 12:13-21 kể: Có người trong đám đông nói với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi.” Ngài đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?” Và Ngài nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.” Sau đó Ngài nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: ‘Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!’ Rồi ông ta tự bảo: ‘Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, Xem tiếp toàn bài…

BÃO RỒNG

TRẦM THIÊN THU

Ya-gi vào tới đất liền
Thổi bay tất cả, nước lên không ngừng
Bão đi xoay tựa dáng rồng
Bay lên, bay xuống, dọc ngang đất trời
Con người kinh hãi rụng rời
Thấy mình hạt bụi nhỏ nhoi, yếu mềm
Cầu xin Thiên Chúa uy quyền Xem tiếp toàn bài…

CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC MẸ BẢY SỰ

▶ Tình Lặng – https://youtu.be/sUsCZCRfQ0U

Từ thời Trung Cổ, người ta đặc biệt nhấn mạnh đến việc đưa Đức Mẹ vào sứ mệnh chịu đau khổ cứu chuộc qua việc lần chuỗi Đức Mẹ Sầu Bi.

Dấu vết của lòng sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi đã có trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên của Giáo Hội, nhưng mãi đến khi bảy người đàn ông đến Monte Scenario gần Florence, Ý quốc, thì lòng sùng kính Đức Mẹ sâu sắc mới xuất hiện. Những người này chuyên cần cầu nguyện, sám hối, và có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ.

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1239, khi họ chiêm niệm Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô và sự đau khổ của Đức Mẹ thì Đức Mẹ đã hiện ra với họ. Đức Mẹ bày tỏ mong muốn họ thành lập một dòng tu tập trung vào nỗi đau của Mẹ. Vâng lời kêu gọi của Mẹ, họ đã thành lập Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ, còn được gọi tắt là Dòng Tôi Tớ. Xem tiếp toàn bài…

MIỆNG NÓI TAI NGHE

TRẦM THIÊN THU

[Niệm ý Mc 7:31-37]

Lỗ tai và cái miệng
Có liên quan với nhau
Miệng phát ra lời nói
Tai nghe đón lời vào

Một người điếc và ngọng
Đến xin Chúa thương tình
Đặt tay lên người ấy
Và Ngài thương chữa lành Xem tiếp toàn bài…

THỜ PHƯỢNG CHÚA, VÀ XÓT THƯƠNG NGƯỜI

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=tM8Chl2HZmA

07/9 THỨ BẢY TUẦN 22 TN

1Cr 4,6b-15; Lc 6,1-5.

“Con Người làm chủ cả ngày Sabbat”

Có người nói vui: “Lòng người bé nhỏ, hẹp hòi, ganh tỵ hơn thua, xét nét kim chỉ, ghim gút lâu ngày… và không chỉ suy bụng ta ra bụng người, mà còn suy bụng ta ra bụng Thiên Chúa”.

Có thể nói người biệt phái là tiêu biểu cho những con người như vậy. Các môn đệ Chúa đi ngang qua đồng lúa, và bứt vài bông lúa miến mà nhai cho vui miệng, thế mà, họ kết tội các môn đệ “thu hoạch vụ mùa trong ngày Sa-bat”. Trong ý nghĩ của họ, các môn đệ phạm luật trong ngày Sabbat, ngày chỉ lo thờ phượng Thiên Chúa mà thôi. Xem tiếp toàn bài…

Đáp Ca

PM. Cao Huy Hoàng

61. DAP CA CN 23 TN B – TV 145

61. DAP CA CN 23 TN B – TV 145-1

63. DAP CA CN 25 TN B – TV 53

Đáp ca tuần 23

https://www.youtube.com/watch?v=yxQ87vNYGrU

Đáp ca tuần 24

https://www.youtube.com/watch?v=0MsNLyFifLc

Đáp ca tuần 25

https://www.youtube.com/watch?v=fehYdos_RAw

MẺ CÁ, VÀ ƠN GỌI KỲ DIỆU TRÊN BIỂN

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=S_Th_HX-lMk

05/9 THỨ NĂM TUẦN 22 TN

1Cr 3,18-23; Lc 5,1-11.

“Các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”.

Có một buổi sáng trên biển thật diệu kỳ. Chuyến ra khơi trắng mắt trong đêm đã kết thúc với con số không tròn trĩnh.

Những ngư dân đã vào bờ và đang giặt lưới. Chúa Giê-su không để họ nghỉ ngơi, lại nhờ họ chèo thuyền khỏi bờ một chút để Người ngồi trên thuyền mà giảng dạy dân chúng. Tưởng các ông sẽ từ chối, vì các ông cần nghỉ ngơi. Nhưng không, các ông đã nhận lời yêu cầu của Người và làm theo ý Người. Xem tiếp toàn bài…

SÁM HỐI, ĂN CHAY, GIAO HOÀ VỚI CHÚA…

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=_o4YEP9E_rc

06/9 THỨ SÁU TUẦN 22 TN

1Cr 4,1-5; Lc 5,33-39.

“Khi tân lang đi khỏi họ, bấy giờ họ ăn chay”.

Các biệt phái và luật sĩ luôn là những người ra vẻ giữ luật ăn chay kiểu mẫu, và đòi hỏi người khác phải ăn chay như họ, để tỏ ra lòng khát khao mong chờ Đấng Cứu Thế. Bởi họ không tin Chúa Giê-su là Đấng phải đến. Họ muốn định hình một Đấng Cứu Thế theo ý họ hơn là theo ý của Thiên Chúa. Xem tiếp toàn bài…