Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Bảy 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 6    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

NHIỆT THÀNH THAM GIA TRONG KHIÊM NHƯỢNG

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=zN_3Z2adZ8I

25/01 LỄ THÁNH PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI

Cv 22,3-16 (hoặc Cv 9,1-22); Mc 16,15-18.

“Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian”

Phaolô là người Do Thái thuộc chi tộc Benjamin, tên của Ngài là Saolô, quê Tarsê xứ Cilicia. Saolô thuộc nhóm biệt phái hăng say, luôn thù ghét các Kitô hữu, thù ghét Giáo Hội của Chúa Giêsu. Saolô đã tham dự vào việc ném đá Stêphanô (Cv 7, 58) Cv 8, 1). Saolô được các thượng tế Do Thái cho phép, đến các hội đường ở Ðamát, để nếu thấy những người theo Ðạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem (Cv 9, 1). Trên đường đi Ðamát bắt đạo, một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy Ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với Ông: “Saolo, Saolo, sao Ngươi bắt bớ Ta” (Cv 9, 4) . Saolô hỏi lại:” Thưa Ngài, Ngài là ai ?” (Cv 9, 5). Có Lời đáp: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ” (Cv 9, 5). Saolô thưa: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?”.

Chúa đã không nói với Saolo: “Tại sao ngươi bắt bớ các môn đệ của Ta?”, nhưng lại nói:“Tại sao ngươi bắt bớ Ta?” (Cv 22,7). Saolo đã nhận ra sự hiện diện của Đức Kitô trong Hội Thánh Người. Việc Chúa làm thật kỳ diệu.

Thánh Phao-lô vốn là một người có nhiều học thức, nhiều khả năng, lại có lòng nhiệt thành năng nổ với đạo Do Thái cũ, vì thế, ông được các Biệt Phái và Thượng Tế trọng dụng vào việc bắt bớ những người theo Chúa Giê-su. Và ông đã nhiệt tình cùng với cái vốn trí thức dẫn tới kiêu căng, mù quáng!

Thiết tưởng không ai có thể làm lay chuyển, biến đổi con người trí thức, mê muội, mù quáng, kiêu căng kỳ dị ấy. Chỉ có Thiên Chúa mới nhìn thấy tận thẳm sâu tâm hồn ông, và thực hiện việc kỳ diệu của Thiên Chúa, đó là: biến đổi con người kỳ dị ấy, không những nên người tông đồ nhiệt thành cho dân ngoại, mà còn nên người bạn chí thiết của Đức Giê-su.

Vâng! Chỉ có Chúa Thánh Thần mới làm cho Lời Chúa Ki-tô sống động và tồn tại trong lòng mỗi con người, trong lòng giáo hội, trong lòng thế giới. Và chính Chúa Thánh Thần của Thiên Chúa, của Đức Giê-su, đã thúc đẩy và biến Saolo trở thành một nhà truyền giáo Phao-lô “để làm cho danh Thiên Chúa vang dội trong cả thế giới”. Ngài từ là người bách hại, trở thành sứ giả của Tin Mừng, và là sứ giả Tin Mừng cho dân ngoại. Từ ghét, đến yêu, và yêu Chúa Giê-su rất chân thành, yêu Lời Chúa Giê-su rất tha thiết, yêu đến nỗi Ngài phải xác định: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1Cr 9,16). Yêu và kết hiệp mật thiết với Chúa Ki-tô đến nổi Ngài dám khẳng định với mọi người: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà Chúa Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Đúng là một mức yêu đến độ kết hiệp hoàn toàn hai nên một!

Không có một vị thánh nào mà chẳng có một quá khứ. Cũng chẳng có tội nhân nào mà không có một tương lai. Cuộc đời của Thánh Phao-lô Tông Đồ, khơi lên cho chúng ta những điều đáng suy gẫm: Sự kiêu căng tàng hình trong lòng ta, mà chúng ta không hề hay biết. Không có sự kiêu căng nào dẫn đến thành công cả. Nhưng, sự thất bại do lòng kiêu căng, chính là lời cảnh tỉnh đầy yêu thương của Thiên Chúa quyền uy nhưng rất khiêm nhường. Lời cảnh tỉnh từ sự thất bại,cho ta thấu hiểu thế nào là con người và sự hữu hạn đáng sợ của một loài thọ sinh. Từ đó, con người phải nhận ra chân lý quý giá này: chỉ có Thiên Chúa là tất cả cho chúng ta, và của chúng ta.

Chúng ta đang là những tội nhân. Tội nào cũng có nguồn gốc từ lòng kiêu căng. Và còn kiêu căng, là còn thất bại! Ước gì, mỗi gia đình cảm nếm được hương vị tuyệt vời của những thất bại trong đời, và nghe được tiếng Chúa mời gọi trở về với Chúa, sống với Chúa, và làm chứng cho tình yêu Chúa.

Lạy Chúa, xin cho các gia đình quý mến, cảm tạ Chúa về hồng ân Đức Tin, và luôn nhiệt tình trong khiêm nhượng cùng tham gia xây dựng giáo hội ngay từ trong gia đình mình. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*