Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Bảy 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 6    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

TRANH LUẬN CÔNG GIÁO VỀ CHẾT NÃO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Ý tưởng sử dụng các tiêu chuẩn thần kinh để xác định cái chết của bệnh nhân đã từng là một lĩnh vực gây tranh cãi trong một thời gian. Việc sử dụng nó có ý nghĩa nặng nề đối với các quyết định chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là liên quan việc hiến tạng. Trong tông huấn Evangelium Vitae (Tin Mừng về Sự Sống), Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng việc hiến tạng là điều đáng khen ngợi khi “được thực hiện một cách hợp đạo đức.” Cụm từ cuối cùng đó chính là điều làm phức tạp thêm vấn đề sử dụng chết não làm tiêu chuẩn cho cái chết. Tóm lại, hành động lấy nội tạng của bệnh nhân không thể khiến bệnh nhân tử vong. Như vậy, nếu định nghĩa của chúng ta về chết não là không đầy đủ và bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn đã nêu vẫn còn sống thì việc lấy nội tạng để cấy ghép sẽ khiến họ tử vong.

Các tiêu chuẩn hiện tại để xác định chết não đến từ UDDA (Uniform Determination of Death Act – Luật Xác Định Cái Chết Giống Nhau), do Hội Nghị Ủy Viên Quốc Gia về Luật Thống Nhất của các bang soạn thảo năm 1980. Luật nêu rõ: “Một cá nhân (1) ngừng hoạt động không thể đảo ngược các chức năng tuần hoàn và hô hấp, hoặc (2) ngừng không thể đảo ngược tất cả các chức năng của toàn bộ não, bao gồm cả cuống não, là chết. Việc xác định cái chết phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn y tế được chấp nhận.”

Một số bang đã mau chóng thông qua luật này, mặc dù sự bất đồng chính kiến vẫn tồn tại và tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên, cuộc thảo luận đã được khơi lại sau khi các đề xuất sửa đổi luật và thay đổi tiêu chuẩn bắt đầu được lưu hành. Một đề xuất như vậy khuyến nghị rằng “thay vì yêu cầu ‘sự ngừng không thể đảo ngược của tất cả các chức năng của toàn bộ não, bao gồm cả cuống não,’ thay vào đó UDDA nên yêu cầu ‘tổn thương não dẫn đến vĩnh viễn mất (a) khả năng nhận thức, (b) khả năng khả năng thở tự nhiên, và (c) phản xạ của cuống não’.”

Thoạt đầu sự khác biệt ở đây có vẻ nhỏ hoặc thậm chí không đáng kể, nhưng nhìn sâu hơn vào ngụ ý sẽ thấy sự thay đổi rõ ràng đối với các tiêu chuẩn vốn đã gây tranh cãi. Kể từ khi UDDA được áp dụng rộng rãi, đã có một số trường hợp bệnh nhân tiếp tục biểu hiện một số chức năng cơ thể sau thời điểm có thể được tuyên bố là chết não. Jahi McMath có lẽ là trường hợp nổi bật nhất (bệnh nhân được tuyên bố là chết não vẫn tiếp tục sống và thậm chí đã bước qua tuổi dậy thì). Vùng dưới đồi (hypothalamus), phần não chịu trách nhiệm điều chỉnh hormone, rõ ràng vẫn còn hoạt động trong trường hợp đó và những trường hợp khác. Khi đó, câu hỏi được đặt ra là: Nếu phần não này vẫn tiếp tục hoạt động thì làm sao não có thể chết được?

Các nhà đạo đức của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Quốc Gia Công Giáo đưa ra một cái nhìn tổng quát thông tin về các vấn đề có trong những thay đổi được đề nghị này, nhưng điểm mấu chốt là nhiều người cảm thấy các đề nghị này không phù hợp trong nỗ lực thu hẹp tiêu chuẩn tuyên bố chết não. Thay vì đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của não đã ngừng hoạt động (điều mà nhiều người cảm thấy hành động ban đầu ngụ ý là cần thiết), những thay đổi được đề xuất giới hạn tiêu chuẩn ở ba khía cạnh (ý thức, nhịp thở tự phát và phản xạ não). Tuy nhiên, không phải tất cả những người Công giáo trung thành đều đồng ý rằng có vấn đề, và các bên được nêu gương bởi hai nhóm và các tuyên bố bằng văn bản của họ.

Tháng 2-2024, Joseph M. Eble, John A. Di Camillo và Peter J. Colosi đã xuất bản bài báo “Catholics United on Brain Death and Organ Donation ” (Người Công Giáo Liên Kết Về Cái Chết Não và Hiến Tạng), trong đó họ mô tả các hướng dẫn hiện tại không đầy đủ và cảnh báo rằng bất kỳ thay đổi nào sẽ chỉ tạo ra hướng dẫn xác định chết não kém chặt chẽ hơn. Họ lưu ý rằng mặc dù chức năng vùng dưới đồi thường bị bỏ qua theo các hướng dẫn hiện hành, nhưng các đề xuất mới hoàn toàn không giải quyết được vấn đề về chức năng vùng dưới đồi. Thay vì xác định xem chức năng vùng dưới đồi có thể hiện sự sống lâu dài hay không, các đề nghị loại bỏ phần não này khỏi việc xem xét. Do đó, họ gợi ý rằng “không có kỳ vọng hợp lý nào mà các hướng dẫn hiện tại sẽ được sửa đổi… theo cách bảo đảm sự chắc chắn về mặt đạo đức đối với cái chết.” Tuyên bố này được ký bởi hơn một trăm thần học gia Công giáo và các chuyên gia y tế.

Ở phía bên kia của vấn đề, Jason T. Eberl, Michael Olson, Becket Gremmels và nhiều người khác đã gửi ý kiến của riêng họ trong một bài báo có tiêu đề “The Danger of Turning ‘Brain Death’ and Organ Donation into Culture War Issues” (Nguy Cơ Biến ‘Chết Não’ và Hiến Tạng Thành Các Vấn Đề Chiến Tranh Văn Hóa). Bài báo này không đồng tình với một số sự kiện và đặc điểm được đưa ra trên báo Catholic United và lưu ý rằng truyền thống lâu đời về việc Công giáo ủng hộ hiến tạng sau khi chết đã được xác định. Nó đề cập sự tồn tại dai dẳng của chức năng vùng dưới đồi, đưa ra một lập luận thuyết phục chống lại ý kiến cho rằng nó chỉ ra rằng bệnh nhân vẫn còn sống. Họ lưu ý rằng trong nhiều trường hợp, các phần khác của não có thể bị phá hủy không thể phục hồi trong khi lưu lượng máu đến vùng dưới đồi vẫn tồn tại. Tương tự, vùng dưới đồi có thể được cắt bỏ mà không gây tử vong cho bệnh nhân. Điều này dường như gợi ý rằng chức năng của nó không quan trọng đối với sự sống theo nghĩa chặt chẽ nhất.

Nhìn chung, cả hai bên dường như đều có công và xuất phát từ chỗ trung thành với giáo huấn Công giáo. Nhược điểm của họ nằm ở cả cách trình bày lẫn nhu cầu rõ ràng của họ để thể hiện sự chắc chắn trong các quyết định của mình. Như Eberl và cộng sự lưu ý, người Công giáo không thống nhất quan điểm về việc xác định chết não. Trong khi nhiều người đã ký vào bản tuyên bố, nhiều người khác rất được kính trọng trong lĩnh vực thần học và y học đã có cơ hội ký và từ chối. Không nghi ngờ nữa, còn nhiều điều cần phải thảo luận. Vì vậy, tôi thấy cách trình bày của Eberl và cộng sự không kém phần chính xác khi viện đến cụm từ “chiến tranh văn hóa.”

Không nghi ngờ nữa, ngụ ý là chúng ta nên tránh chính trị hóa y học, và ở một khía cạnh nào đó, có lẽ ông ấy đúng. Nhưng thực tế là, chúng ta đang xem xét một cuộc tranh cãi về việc liệu chúng ta đang cứu sống một cách vị tha qua việc lấy nội tạng vô hại từ một người đã chết hay đang thực hiện một tính toán vị lợi để giết một bệnh nhân không có khả năng tự vệ để cứu người khác. Là người Công giáo, chúng ta không có nghĩa vụ phải ngồi lại với nhau và xác định điều nào đúng hay sao? Nếu đó là trường hợp thứ hai, và xã hội của chúng ta đang giết chết nhân danh sự chăm sóc sức khỏe, chẳng phải đó là một cuộc chiến văn hóa đáng chiến đấu hay sao?

BRENDAN LYONS

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*