Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Bảy 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 6    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

MARIA MAĐALÊNA LÀ AI?

Trước tiên, chúng ta nên biết rằng Thánh Maria Mađalêna được tôn kính trong Giáo hội Công giáo, Giáo hội Công giáo Đông phương, Giáo hội Chính thống Đông phương, Cộng đồng Anh giáo, Giáo hội Tin Lành Lutheran, các Giáo hội Tin Lành khác, và Đạo Baháʼí. Vậy bà là ai mà được tôn kính rộng rãi như thế?

Nếu có điều gì có thể nói một cách đúng đắn về Thánh Maria Mađalêna thì đó là bà vẫn là nhân vật bí ẩn và khó hiểu. Qua nhiều thế kỷ, danh tính bà đã được tranh luận không ngừng, kết quả là ngày nay nhiều người Công giáo cảm thấy rất bối rối. Chính xác thì chúng ta biết gì về bà qua Tin Mừng? Bà có phải là gái điếm hoán cải hay không?

Như vậy, chúng ta biết rằng bà Maria Mađalêna được trừ bảy quỷ, (x. Mc 16:9; Lc 8:2) bà tài trợ cho sứ vụ của Chúa Giêsu, (x. Lc 8:2) bà đứng dưới chân Thập Giá, (x. Mt 27:56; Mc 15:40; Lc 23:49; Ga 19:25) và bà là người đầu tiên gặp Chúa Phục Sinh. (x. Ga 20:11-18) Đối với các Giáo phụ Đông phương, đó là tất cả những gì chúng ta biết về Thánh Maria Mađalêna.

Ở Tây phương, một cách hiểu khá khác về Thánh Maria Mađalêna bắt đầu xuất hiện từ những ngày đầu của Giáo hội. Bắt đầu với những nhân vật như Tertullian (khoảng 155-220) và thu hút được sự chú ý trong thời Thánh Augustinô (354-430), một sự đồng thuận gần như nhất trí đã nảy sinh trong Kitô giáo Tây phương và tiếp tục hầu như không bị phản đối cho đến thế kỷ XX.

Theo quan điểm Tây phương, “Mađalêna” chỉ đơn giản là một danh hiệu khác dành cho Maria, em gái của Mácta và Ladarô, những người ở Bêtania. Điều đáng chú ý là nhân vật Mađalêna còn được Giáo hội Tây phương hiểu là người phụ nữ tội lỗi đến xức dầu chân Chúa trong Tin Mừng Luca. Do đó, theo cách hiểu truyền thống của Công giáo Tây phương, ba nhân vật nữ trong Tân Ước được xác định là một: Maria Mađalêna, Maria em gái của Mácta và Ladarô, và người phụ nữ tội lỗi vô danh trong Lc 7:36-50.

Điều này nghe có vẻ như một tuyên bố táo bạo, nhưng đó là quan điểm được nhiều vị thánh, nhà thần bí và tiến sĩ vĩ đại nhất của Giáo hội chấp nhận. Các thánh Grêgôriô Cả, Bêda Vênêrabilê, Anselmô Canterbury, Thomas Aquinô, Catarina Siêna, Thomas More, John Fisher, Têrêsa Ávila, Gioan Thánh Giá, Phanxicô Salê, Maria Ágreda, Anna Catarina Emmerich, Gioan Henry Newman, Têrêsa Lisieux, và Êlidabét Chúa Ba Ngôi đều tin rằng Maria Mađalêna là Maria em gái của bà Mácta và Ladarô và cũng là người phụ nữ tội lỗi vô danh trong Lc 7:36-50.

Điều này có tiết lộ điều gì về việc Thánh Maria Mađalêna từng là gái điếm hay không? Tin Mừng chưa bao giờ mô tả rõ ràng về bà như vậy. Chúng ta biết chắc rằng Chúa Giêsu đã trục xuất bảy quỷ cho bà, nhưng không có cách nào để biết bảy quỷ đó có phải là kết quả của thói xấu tình dục hay không. Vậy ý tưởng gái điếm bắt nguồn từ đâu?

Ý tưởng này dường như bắt nguồn từ Thánh GH Grêgôriô Cả, trong bài giảng tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Clêmentê ở Rôma năm 591. Thánh Grêgôriô chia sẻ niềm tin của Thánh Augustinô rằng Thánh Maria Mađalêna là phụ nữ vô danh được mô tả trong Lc 7:36-50, và chính nền tảng đó mà Thánh Grêgôriô suy luận rằng Thánh Maria Mađalêna đã là gái điếm trước khi gặp Chúa Giêsu Kitô.

Suy luận của Thánh Grêgôriô dựa vào bản văn Tin Mừng. Khi xem xét Lc 7:36-50, có vẻ như rõ ràng là người phụ nữ được đề cập đã mang tiếng xấu. Bà được mô tả là “người tội lỗi trong thành,” (câu 37) và danh hiệu này rõ ràng không có ý khen. Hơn nữa, cảm giác sốc sâu sắc của một phần đám đông cho thấy đó không chỉ là một phụ nữ không trung thực.

Phụ nữ đó có vẻ bề ngoài của người khốn khổ có địa vị xã hội thấp mà sự hiện diện của cô ấy bị những người đàn ông tụ tập ở đó coi là tai tiếng. Việc xác định cô ấy là gái điếm có ý nghĩa với những chi tiết đó. Ngoài ra, hành động xõa tóc ở nơi công cộng là điều rất cấm kỵ trong xã hội thời bấy giờ. Tuy nhiên, động thái đó sẽ dễ hiểu hơn nếu người phụ nữ làm nghề vô luân và quen coi thường các chuẩn mực xã hội.

Trên cơ sở này, thật hợp lý khi suy ra rằng người phụ nữ tội lỗi vô danh trong Lc 7:36-50 có thể là loại gái điếm nào đó. Do đó, nếu một người cũng chấp nhận cách hiểu truyền thống của Tây phương cho rằng người phụ nữ này là Mađalêna thì người ta sẽ đi đến kết luận rằng Maria Mađalêna thực sự đã từng là gái điếm. Thật vậy, nhiều thế kỷ trước những năm 1960, bài Tin Mừng trong ngày lễ Thánh Maria Mađalêna là đoạn Tin Mừng Lc 7:36-50, nhưng nay Giáo hội dùng đoạn Tin Mừng khác là Ga 20:1-2, 11-18 (nói về Chúa Phục Sinh hiện ra với Maria Mađalêna).

Ngày nay, các học giả vẫn tiếp tục tranh luận về danh tính Maria Mađalêna, và người Công giáo không bắt buộc phải chấp nhận bất kỳ quan điểm cụ thể nào. Tuy nhiên, điều đáng công nhận là tầm nhìn về Maria Mađalêna như một nữ anh hùng trong Kinh Thánh với quá khứ đầy tai tiếng đã trở nên vô cùng phổ biến vào thời Trung cổ, dẫn đến sự tôn vinh rộng rãi đối với thánh nữ xinh đẹp này. Thật vậy, đối với nhiều tín hữu, sự mô tả của thời Trung Cổ về Maria Mađalêna như một tội-nhân-trở-thành-thánh-nhân đã tạo một mẫu gương khích lệ và truyền cảm hứng phi thường. Đó là một phụ nữ đã vượt qua những thói xấu một cách ngoạn mục, đem lại niềm hy vọng cho những tội nhân cứng lòng nhất.

CLEMENT HARROLD

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ StPaulCenter.com)

Lễ Thánh Maria Mađalêna – 2024

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*