Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Bảy 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 6    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Suy Niệm Chúa Nhật 5 Thường Niên B

TIN MỪNG (Mc 1: 29-39)

Đoạn Tin Mừng  âm vang những gẫm suy về đau khổ của sách Gióp (Đức Giê-su là Đấng chữa lành đích thật, Ngài sẽ cho đau khổ ý nghĩa), đồng thời ca ngợi tinh thần truyền giáo mà thánh Phao-lô nêu gương (Đức Giê-su là mẫu gương đầu tiên).

Chúng ta tiếp tục đọc Tin Mừng Mác-cô. Đức Giê-su hiện ở thành Ca-phác-na-um. Trong đoạn Tin Mừng Chúa Nhật trước, Ngài đã ngỏ lời trong hội đường và chữa lành một người bị quỷ ám. Trong đoạn Tin Mừng Chúa Nhật này, thánh ký tiếp tục kể cho chúng ta câu chuyện về Chúa Giê-su.

1. Cuộc đời hoạt động của Đức Giê-su.

Theo tiếng Hy lạp, từ “penthera” vừa có nghĩa “bà mẹ kế” vừa có nghĩa “bà mẹ vợ”. Nếu ông Si-mon đã lập gia đình, thì đây là “bà mẹ vợ”. Chung chung, người ta nghĩ nếu ông Si-mon đã lập gia đình, chắc hẳn vợ ông đã qua đời, nếu không chính vợ ông phải ra chào đón và tiếp đãi khách đến viếng thăm.

Đức Giê-su tiếp tục hành động cứu độ của mình khi bước vào gia đình của hai anh em Si-mon và An-rê. Ngài tiến đến bên bệnh nhân và theo đúng nguyên văn: “cơn sốt rời bỏ bà”. Cách diễn tả rất mạnh. Không là cơn sốt như chúng ta thường nghĩ. Cơn sốt gây tác động rất mạnh trên những người xưa. Thiên Chúa ngăm đe những ai không thi hành các huấn lệnh của Ngài, là Ngài sẽ trút xuống những người ấy nỗi kinh hoàng, sự suy mòn, cơn nóng sốt, khiến mắt họ mờ đi và phải kiệt sức (Lv 26: 14-16). Cơn sốt là một trong những tai ương ngang bằng với sự chết mà chỉ một mình Thiên Chúa mới làm chủ được nó (Kb 3: 5). “Người cầm lấy tay bà và vực bà chỗi dậy”, đó cũng là cử chỉ của Đức Giê-su khi Ngài cho bé gái ông Gia-ia sống lại: “Người cầm lấy tay cô bé…và lập tức, cô bé chỗi dậy” (Mc 5: 41-42). Trong cả hai trường hợp, chúng ta lưu ý đến cùng một động từ: “chỗi dậy”, động từ này được Tân Ước dùng để chỉ cuộc Phục Sinh của chính Ngài. Như vậy, Chúa Giê-su chuẩn bị cho các môn đệ Ngài cuộc Phục Sinh sau này của Ngài.

Khi ngày sa-bát chấm dứt, tức là lúc chiều xuống (người Do thái tính một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn như biểu thức được lập đi lập lại ở trang đầu của sách Sáng Thế: “vào một buổi chiều và một buổi sáng, ấy là ngày thứ…”), người ta có thể đem các bệnh nhân đến tại nhà ông Si-mon mà không phải vi phạm lệnh truyền giữ ngày sa bát. Đức Giê-su chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền.

Việc chữa lành bệnh tật thể lý nầy chỉ nhằm chuẩn bị một dấu chỉ khác mà Đức Giê-su không bao lâu sau sẽ thực hiện cũng trong chính thành Ca-phác-na-um nầy, khi Ngài nói với người bại liệt: “Nầy con, con đã được tha tội rồi” (2: 5). Đức Giê-su biết rằng dân chúng tin có một mối dây liên kết giữa bệnh tật và tội lỗi. Khi chữa lành đám đông khỏi mọi bệnh tật, Ngài loan báo ơn tha thứ tội lỗi.

2. Đời sống nội tâm của Đức Giê-su.

Điều đáng chú ý nhất của bản văn này là vén mở đời sống nội tâm của Đức Giê-su: “Sáng hôm sau, lúc trời còn tối mịt, Đức Giê-su đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng mà cầu nguyện”. Thánh Mác-cô nhấn mạnh “nơi hoang vắng”. Diễn ngữ “nơi hoang vắng” rất giàu ý nghĩa. Chính là nơi mà các nhà chiêm niệm vĩ đại gặp gỡ Thiên Chúa như ông Mô-sê, ngôn sứ Ê-li-a, vân vân. Đó cũng là nơi mà Đức Giê-su cầu nguyện với Cha Ngài trong suốt bốn mươi đêm ngày trước khi khởi sự sứ vụ công khai của Ngài. Đó cũng là nơi Ngài cầu nguyện trong khi các môn đệ ngủ…và điều nầy sẽ được tái diễn vào một đêm khác bi thảm hơn, đêm trước cuộc Tử Nạn của Ngài trong vườn Cây Dầu.

Khi ông Si-mon và các bạn kéo nhau đi tìm Ngài và gặp lại Ngài, Đức Giê-su từ chối quay trở lại Ca-phác-na-um, vì e ngại mình trở thành đối tượng của lòng nhiệt thành dân chúng, điều nầy làm phương hại đến ý nghĩa sứ mạng của Ngài. Ngài muốn rao giảng Tin Mừng ở những nơi khác nữa, “Vì Thầy đến cốt để làm việc đó”.

Lm Inhaxiô Hồ Thông

www.kinhthanhvn.org

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*