Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Mười Một 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 10    
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

“THÁNH” TRONG THÁNH NHẠC

(Trả lời thư bạn Huy Vũ)

Định nghĩa về Thánh nhạc trong “Huấn Thị Về Thánh Nhạc Trong Phụng Vụ” đã nói lên ý nghĩa của chữ “Thánh” trong Thánh nhạc: Thánh nhạc được sáng tác để thờ phượng Thiên Chúa, nên thể hiện sự thánh thiện và một hình thức nghệ thuật cao. Vậy từ “Thánh” trong Thánh nhạc có nghĩa là:
1. “Thánh” có nghĩa là được tách ra để riêng cho Chúa và những lãnh vực của Thiên Chúa như: Phụng vụ, Tế tự…
2. “Thánh” trong Thánh nhạc có nghĩa là: thánh thiện, nghệ thuật và phổ quát.
a. Thánh thiện: Là nghiêm trang, đạo đức. Vậy nghiêm trang là đứng đắn, không khơi gợi, không kích thích những cảm hứng khoái lạc. Đạo đức là nâng tâm hồn lên chỗ thanh cao, giúp người ta cầu nguyện kết hợp với Chúa. Bởi vậy, bản nhạc nào với cung điệu tuồng kịch, lời văn nhuốm màu tình tứ thì không phải là nhạc Thánh.
b. Nghệ thuật: Thánh nhạc đòi hỏi phải ở hình thức nghệ thuật cao. Ví dụ: vì đi liền với Lời Ca Thánh: Nhạc vị lời để tô điểm cho lời; có hình thức nghệ thuật chính đáng, có giá trị cả về nhạc và lời; Bản nhạc phải thực hiện đúng những nguyên tắc về kỹ thuật sáng tác, hòa âm, phối khí… để trở thành bản dịch ý nghĩa đích thực của bản văn làm cho vẻ hấp dẫn của ngôn từ thấm nhập vào tâm hồn người nghe. Nhạc phải tôn trọng bản văn, phải lệ thuộc vào lời. Còn lời phải đúng văn phạm và ngôn ngữ, với những lời hay ý đẹp có khả năng diễn tả chính xác những giáo lý Công Giáo. Ca từ diễn tả có thể làm người nghe hiểu lầm thì cần phải điều chỉnh lại, hoặc loại ra. Loại bỏ tất cả những gì là phàm tục khỏi bài hát kể cả người sáng tác, thể hiện; Đồng thời được liên kết chặt chẽ với nghi thức Phụng vụ như cuộc rước, dâng lễ vật…
c. Phổ quát: Cho phép mỗi dân tộc dùng khả năng riêng để đưa vào Thánh nhạc những hình thức đặc biệt tạo nên bản sắc riêng nhưng phải lệ thuộc vào tính chất chung của Thánh nhạc.
3. “Thánh” vì có nguồn gốc là chính Thiên Chúa và Giáo Hội. Thiên Chúa và Giáo Hội là nguồn gốc của Thánh nhạc.
4. Thánh vì là lời cầu nguyện chính thức của dân Chúa
5. Thánh vì đi liền với tác động Phụng Vụ. Thánh nhạc càng gần gũi với Phụng vụ, càng Thánh hơn. vì “Thánh nhạc là trợ tá của Phụng vụ”(ĐTC. Piô XII)
6. Thánh vì đi liền với lời ca Thánh của Phụng Vụ. Vì Bản văn Phụng vụ có trước và nhạc đi kèm để dân Chúa hiểu rõ và sốt sắng với bản văn Phụng vụ hơn.
7. Thánh nhạc chỉ đạt đến đỉnh cao trong Phụng vụ khi giúp cho người hát và người nghe gặp được Chúa và sống Lời Chúa.
8. “Thánh” vì phải được thể hiện bởi các nghệ sĩ Kitô giáo với đời sống xứng danh Kitô hữu và có khả năng chuyên môn cao, và phải loại bỏ những yếu tố trần tục.
Tóm lại: Từ “Thánh” trong Thánh nhạc ý muốn nói tới những bài ca, dòng nhạc dành cho việc thiêng Thánh, ở những nơi Thánh và thuộc về Thiên Chúa. Hơn nữa, âm nhạc dùng trong những lễ nghi Phụng vụ đã có từ rất xa xưa, và nó bắt nguồn từ chính Thiên Chúa. Chính vì vậy, việc sáng tác Thánh ca đòi hỏi người nhạc sĩ phải có Đức tin, và có sự hiểu biết về Thần học nhất định. Từ “Thánh” ở đây còn là để phân biệt và loại hẳn những gì là trần tục ra khỏi âm nhạc dành cho Phụng vụ, mà Giáo Hội đã nỗ lực để hoàn thiện từ nhiều thế kỷ trước. Ngày nay, Giáo Hội vẫn tiếp tục ra sức bảo vệ một nền Thánh nhạc khỏi những yếu tố trần tục, không hợp với Phụng vụ, và bảo đảm sự Thánh thiêng dành cho Thiên Chúa.

Đại Tài

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*