Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Bảy 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 6    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Cây Ô-liu trong vườn Ghết-si-ma-ni

REUTERS.com – Một nghiên cứu mới đây cho biết rằng những cây Ô-liu trong vườn Ghết-si-ma-ni ở Giêrusalem, được các Kitô hữu tôn kính vì là nơi Đức Giêsu Kitô đã cầu nguyện trước khi bị đóng đinh, đã có ít nhất 900 năm.

Kết quả nghiên cứu về các cây Ô-liu trong vườn Ghết-si-ma-ni chưa ngã ngũ về vấn đề những cây “xương xảu” này có chính là những cây mà Đức Kitô đã ở bên cạnh hay không, nơi mà Kinh thánh nói rằng Ngài đã cầu nguyện và bị môn đệ Giuđa phản bội, vì các nhà nghiên cứu cho biết rằng các cây Ô-liu có thể nảy sinh các cây con từ rễ sau khi bị đốn chặt.

Trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Antonio Cimato cho biết: “Chúng tôi không thể biết có sự can thiệp để làm chúng xanh tươi sau khi chúng không sinh sản hoặc chết khô hay không”.

GS Cimato nói thêm: “Nhưng cứ để tôi nói: Những cây cổ thụ hơn các cây Ô-liu này không được nói tới trong khoa học. Những cây Ô-liu này thuộc số những cây lâu đời nhất trên thế giới”.

Theo nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Thực vật Ý quốc và Viện Gỗ của 5 trường đại học Ý quốc cho thấy rằng các mẫu than là phần thân cây già nhất của 3 trong số 8 cây có từ năm 1092, 1166 và 1198.

Có 5 cây khác trong vường Gếtsimani – theo tiếng Aramaic nghĩa là “ép dầu”, tiếng Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu sử dụng – không thể được thí nghiệm vì chúng quá sần sùi đến nỗi có nhiều hốc sâu trên thân cây, có những hốc mới vẫn đang phát triển.

Được nhắc đến vài lần trong Kinh thánh, các lùm cây ở chân núi Ô-liu tại Giêrusalem là nơi quan trọng đối với niềm tin của những người theo Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.

Nhưng dù chúng có từ lâu đời, nghiên cứu cho thấy rằng những cây này vẫn sống rất tốt và không bị ảnh hưởng ô nhiễm chì của vùng này.

Theo các nhà nghiên cứu, phân tích DNA của chúng cho thấy chúng được trồng từ cây gốc, có thể để duy trì giống đặc biệt.

Pierbattista Pizzaballa, tu sĩ Dòng Phanxicô, là người trông coi Thánh Địa, nói rằng điều này cho thấy sự cẩn trọng trong việc bảo vệ di sản quý giá cho các thế hệ tương lai.

Quản địa Pizzaballa cho biết thêm: “Vấn đề không là chính những cây này, mà đây là nơi đã được nói tới trong các Phúc Âm. Và đây chính là nơi thánh đó, không còn gì để nghi ngờ nữa”.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Reuters.com)

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*