Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Mười 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 9    
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO

Lm. Giuse Vũ Đức Hiệp

NHẬP :
“ Cao quý thay bước chân những người rao giảng sự bình an, rao giảng tin lành”.
Mừng lễ truyền giáo không chỉ giúp chúng ta nhận ra sự cao quý của sứ mạng loan báo Tin Mừng, nhưng còn khơi lên trong mỗi chúng ta ý thức và trách nhiệm đối với công cuộc truyền giáo, để thấy được chúng ta sẽ làm gì, làm thế nào cho mọi người nhận biết và yêu mến Chúa.
GIẢNG:
Một trong những đất nước mà công cuộc truyền giáo phát triển nhanh chóng ở tại Châu Á là Hàn Quốc. Chỉ trong vòng 17 năm, từ năm 1983 đến năm 2000, tỉ lệ người theo đạo công giáo từ 2% đã lên đến 11%. Số các linh mục từ 250 người đã lên đến 5.000 người. Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang đề ra chương trình 20 – 20. Nghĩa là đến năm 2020, họ sẽ đẩy tỉ lệ theo đạo công giáo lên 20%. Muốn được vậy, họ yêu cầu mỗi người Kitô hữu của mình phải có nhiệm vụ truyền bá tin mừng cho một người ngoại.
Là một Giáo Hội non trẻ hơn Việt Nam, sống trong môi trường văn hóa Á Đông như Việt Nam, cũng đối đầu với các gấn đề không khác Việt nam, tại sao số tín hữu tại Hàn Quốc cứ gia tăng, mà số Kitô hữu tại Việt Nam cứ giậm chân ở mức hơn 6% bao nhiêu năm nay ?
Chẳng nói đâu xa, ngay tại trên cái nôi của niềm tin Kitô giáo Tân Triều này, sau hơn 300 năm truyền đạo và sống đạo, số giáo dân vẫn ở con số thật khiêm tốn. Sau hơn 3 năm đẩy mạnh việc truyền giáo, số giáo dân mới chỉ có 1.843 người. Đó còn là chưa kể đến một số không ít tuy có rửa tội, nhưng nay đang lạnh nhạt và xa lìa Giáo Hội, không còn sống đạo, sống đức tin, không đi đến nhà thờ, không lãnh nhận cac bí tích. Vì vậy, ngày lễ truyền giáo hôm nay chính là dịp để chúng ta nhìn lại việc loan báo Tin Mừng nơi mỗi người, mỗi gia đình và cả giáo xứ chúng ta.
Nếu hiểu truyền giáo là việc làm cho người chưa biết Chúa được biết Chúa; và những kẻ đã biết Chúa được tin yêu Ngài hơn, thì công cuộc truyền giáo không chỉ là công việc của ngày xưa, nhưng còn đặc biệt cho hôm nay.
Lịch sử truyền giáo đã từng có mặt ngay từ thời Cựu Ước.Ta hãy nghe Giacaria mô tả với chúng ta về công cuộc truyền giáo nơi anh em Do Thái. Chúa các đạo binh phán thế này: “Trong những ngày ấy, sẽ có mười người thuộc mọi tiếng nói các dân tộc, nắm lấy gấu áo một người Do Thái mà thưa rằng: Chúng tôi cùng đi với ông, vì chúng tôi nghe rằng Thiên Chúa ở cùng các ông”. Công việc truyền giáo này đã từng được thánh Phaolô xác quyết mạnh mẽ trong thư gửi tín hữu Rôma: “ Họ kêu cầu thế nào được với Đấng họ không tin , và làm sao họ tin được Đấng mà họ không nghe nói tới. Nhưng nghe thế nào được nếu không có người rao giảng, và rao giảng thế nào được nếu không được ai sai đi”. Thực ra, qua Chúa Kitô lệnh sai đi truyền truyền giáo, đã được ban bố một cách rõ rệt, dứt khoát, từ các Tông đồ đến với mỗi người người chúng ta: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi loài tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ, ai không tin sẽ bị luận phạt”.
Nhận được lệnh truyền sai đi của Chúa, các Tông đồ đã nhiệt thành sống ơn gọi ra đi rao giảng của mình. Không ít kết quả đã được ghi nhận ngay từ những bước chân đầu tiên loan báo Tin Mừng cứu độ. Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại : “Ai nấy đều kính sợ, vì các Tông đồ làm nhiều phép lạ. Các tín hữu sống hợp nhất và để mọi của cải làm của chung. Họ bán ruộng đất, gia sản, lấy tiền phân chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Hằng ngày họ cùng nhau đi viếng đền thờ, bẻ bánh ở tư gia, ăn uống đơn sơ vui vẻ. Họ ngợi khen Thiên Chúa và được dân chúng yêu mến. Nhờ ơn Chúa, mỗi ngày số người được cứu rỗi một thêm đông ”.
Kính thưa ông bà anh chị em,
Lịch sử truyền giáo của Giáo Hội đã có những bước khởi đầu thật tốt đẹp. Thế nhưng thực tế cho chúng ta thấy cho đến hôm nay, sau hơn 20 thế kỷ truyền giáo, vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến đạo, chưa nghe nói về đạo. Trong khi đó ngày càng có nhiều người nghi ngờ đạo, xa rời đạo, chối bỏ đạo để đến với các tôn giáo khác. Đây không chỉ là mối ưu tư lo lắng đối với các nhà lãnh đạo Giáo Hội, nhưng còn cho mỗi người chúng ta. Trong bối cảnh như vậy, chúng ta đã và sẽ làm gì , làm thế nào để thực hiện sứ mạng truyền giáo của Thầy Chí Thánh.
* Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Là người Kitô hữu, chúng ta có ý thức đến sứ mạng truyền giáo của mình, để hằng ngày biết dâng lên những kinh nguyện, hi sinh, những việc bổn phận, những gương lành, và nhất là những việc bác ái như quan tâm đến người nghèo, chia sẻ với người gặp hoạn nạn, thăm viếng an ủi người gặp khổ đau, gần gũi những người cô đơn, tội lỗi không?
* “Làm sao tin nếu không được nghe, làm sao nghe nếu không được ai rao giảng, và làm sao rao giảng nếu không được ai sai đi?”. Trong nhu cầu muôn mặt và cấp bách của giáo xứ, chúng ta có sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội, trở thành những tông đồ giáo dân của giáo xứ, tham gia vào các sinh hoạt các giới, ca đoàn, giáo lý viên, và nhất là kêu gọi những anh chị em đang xa lìa Giáo Hội, mất niềm tin nơi Giáo Hội, được trở về cùng Chúa không?
* Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Một ông già Ấn Độ, sau 50 năm ý thức góp phần vật chất vào công cuộc truyền giáo, ông đã hãnh diện và tự hào: Tôi đã góp phần đào tạo cho 30 Linh mục cho công cuộc truyền giáo. Chúng ta đã biết động viên con cháu quảng đại dâng mình cho Chúa, đã biết bớt đi những phần tiêu xài phung phí, vô bổ, không cần thiết, để chia sẻ với Giáo Hội trong công tác đào tạo thợ gặt, qua những đóng góp quảng đại của mỗi người chúng ta và gia đình chưa ?
“Hãy thắp lên một đóm lửa, thay vì nguyền rủa bóng tối”. Hơn lúc nào hết, bóng tối của vô thần, của duy vật, của hưởng thụ khoái lạc, ích kỷ đam mê, tội lỗi gian ác, của bạo lực chiến tranh, của hận thù ghen ghét, đang lan tràn và phủ vây từng cõi lòng, từng cộng đoàn.
Ngày lễ truyền giáo hôm nay phải khơi lên ý thức và bổn phận truyền giáo nơi chúng ta.
Mỗi Kitô hữu hãy đốt lên đốm lửa của tình yêu thương, lòng nhân ái, sự quảng đại, sự hoà giải thứ tha, để từ đó, ngọn lửa Kitô sẽ có cơ hội bùng lên, thắp sáng niềm tin và dẫn đưa mọi người về với Chúa, để nhờ tin vào Ngài, họ cũng được hưởng niềm vui ơn cứu độ. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*